Hoàn thiện thể chế về sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 126 - 127)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

4.2.1.2. Hoàn thiện thể chế về sự lãnh đạo của Đảng

Đảng ta xác định mục tiêu và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, điều đó có nghĩa hiến pháp, pháp luật có vị trí tối thượng trong điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và mọi chủ thể trong xã hội đều có nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện hiến pháp và pháp luật. Đảng là chủ thể lãnh đạo nhà nước và xã hội nên Đảng không đứng ngoài và đứng trên hiến pháp và pháp luật - Điều này đã

được chính các văn kiện của Đảng xác nhận. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng, ban hành Luật về sự lãnh đạo của Đảng là để thể chế hóa Điều 4, Hiến pháp năm 2013 nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của Đảng trong lãnh đạo " Nhà nước và xã hội" và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng. Luật về sự lãnh đạo của Đảng xây dựng trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Cương lĩnh chính trị, quy

định của Điều lệĐảng, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Luật đó, cần quy định về tổ chức bộ máy và phương thức lãnh đạo của Đảng, nội dung, phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng. Nội dung kiểm soát của Đảng cần được thể hiện trên các nội dung lãnh đạo của Đảng có tính bao trùm, trọng yếu và then chốt trên các phương diện hoạt động của hệ thống chính trị, cụ thể là của bộ máy nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội... Đối tượng kiểm soát của Đảng chính là đối tượng

Đảng lãnh đạo, trong đó chú trọng kiểm soát của Đảng đối với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mặt khác, hoàn thiện cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cần chú ý đến các thể

chế quy định nhân dân với tư cách toàn dân và cá nhân công dân cùng với các tổ

chức đại diện nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát quyền lực của Đảng để thể

hiện trách nhiệm của Đảng trước nhân dân về những quyết định của mình bằng các quy định pháp lý cụ thể. Cần pháp lý hóa mối quan hệ phối hợp giữa cơ chế

kiểm soát quyền lực nhà nước do các chủ thể là cơ quan nhà nước, có tính quyền lực nhà nước thực hiện với cơ chế do nhân dân, không mang tính quyền lực nhà nước thực hiện. Đồng thời coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nội dung trên.

4.2.1.3. Hoàn thin các th chế nhm phát huy vai trò ca Mt trn và các đoàn th chính tr - xã hi, t chc xã hi, xã hi - ngh nghip trong hot

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)