bao gồm: các đảng phái chính trị đối lập, các tổ chức xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông đại chúng
- Các đảng phái chính trịđối lập
Nhà nước, xét đến cùng vẫn là tổ chức chính trị của giai cấp mà ởđó giai cấp nào có năng lực tổ chức thống nhất được lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc bằng con đường hợp pháp, hợp lý thì có nghĩa nắm được quyền lực nhà nước. Việc thay đổi chính phủ, nghị viện hay chếđộ phụ thuộc vào sự tiến bộ
hay tha hoá quyền lực nhà nước do chính đảng phái cầm quyền đó nắm giữ. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập vừa là đặc điểm vừa là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước ở các nước dân chủ tư sản trên thế giới. Khi đảng nào được lòng dân thì đồng nghĩa với thắng cử trong cuộc bầu cử cạnh tranh và giành được
quyền lực nhà nước, trở thành đảng cầm quyền. Vì thế, đảng chính trị luôn đại diện cho giai cấp, tầng lớp, nhóm lợi ích trong xã hội và việc thu hút sự ủng hộ
của cử tri luôn là mục tiêu càng nhiều càng tốt thậm chí việc tranh giành sựủng hộ
của cử tri đảng đối lập cũng là ưu tiên của bất kỳđảng phái nào. Sự ra đời và phát triển của các đảng phái chính trị có liên quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội, các nhóm lợi ích hoặc hậu thuẫn hoặc kiểm soát, chi phối lãnh đạo và hạn chế quyền của đảng cầm quyền tùy theo mục đích của mối quan hệấy. Các đảng phái chính là các lực lượng chính trị đại diện cho các bộ phận nhân dân đấu tranh, tranh giành quyền lực nhà nước với nhau và với
đảng cầm quyền. Vì thế, cơ chếđa nguyên chính trị, đa đảng đối lập chính là một phương thức để.nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Nguyên tắc đa nguyên chính trị được Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958 quy định: "Các đảng phái và các nhóm chính trị giành quyền lực qua kết quả bầu cử. Các đảng phái và các tổ chức chính trị được tự do thành lập và hoạt
động trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về chủ quyền quốc gia và dân chủ" [17, tr.386]. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước Pháp, địa vị pháp lý của các chính đảng được ghi nhận nhằm góp sức vào việc thể hiện ý chí của sốđông dân chúng. Các đảng, phái, nhóm chính trị có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống chính trị, xã hội ở nước Pháp và được coi là “thành quả của loài người trong việc đi tìm những phương thức thực hành dân chủ” [70, tr.111]. Thông qua
đó, nhân dân thể hiện chính kiến của mình đối với quyền lực nhà nước, khẳng
định vị thế và tiếng nói của mình trong đời sống chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Đó còn là nơi để nhân dân được tự do biểu đạt nhu cầu, lợi ích của mình và tăng cường mối liên kết giữa các cá nhân với nhau tạo nên sức mạnh cộng đồng vì mục tiêu phát triển chung.
Ở Mỹ, mọi đảng phái chính trị, kể cả đảng cầm quyền, nhóm lợi ích... trong hoạt động cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng và sựủng hộ của cử tri đều phải trong khuôn khổ quy định của hiến pháp, pháp luật, của "luật chơi" đã thoả
thuận. Theo đó, mọi vi phạm đều bị tố cáo, bị cử tri phản ứng và pháp luật trừng phạt bất kể là ai. Hoạt động đảng phái chính trị rộng rãi, cạnh tranh theo luật
cùng với cơ chế bầu cử dân chủ người đứng đầu nhà nước, nghị sĩ Quốc hội...là những nội dung có ý nghĩa quan trọng để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.
Tại Nga, Điều 13, Hiến pháp năm 1993 quy định: "Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa dạng về tư tưởng; Không một hệ tư tưởng nào được coi là chính thức và bắt buộc" [145, tr.58] và "Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa nguyên, đa đảng" [145, tr.58]. Có thể nói, từ một nước theo mô hình Xô viết, có xu hướng độc tôn tư tưởng một cách cực đoan, Liên bang Nga đã có sự thay
đổi quan trọng vềđường lối chính trị, tư tưởng theo mô hình phổ biến của nhân loại. Cùng với nước Nga, nhiều nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ cũng thay
đổi thể chế chính trị, pháp lý theo con đường dân chủ tư sản, đi liền với đó là sự thừa nhận đa nguyên, đa đảng.
So với các nước Âu, Mỹ, đảng chính trị ở Nhật Bản mang những đặc
điểm tương đối khác do tác động của truyền thống lịch sử, văn hóa và chính trị.
Ở các nước Âu, Mỹ tổ chức quần chúng yếu, hoạt động thất thường trong khu vực bầu cử còn ở Nhật Bản các đảng chính trị thường liên kết và thông qua các tổ chức kinh tế, công đoàn hoặc các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội để tập hợp phiếu, nhân sự cũng như giúp đỡ về tài chính để hoạt động chính trị. Vì thế, các đảng chính trị dễ bị các tổ chức ngoài đảng chi phối trong việc quyết định chính sách và hoạt động lập pháp.
Ngoài chính phủđang cầm quyền, các đảng chính trị không cầm quyền có vai trò rất quan trọng. Pháp luật nước Anh cho phép thành lập “Nội các trong bóng tối” của các đảng đối lập, có nhiệm vụ tìm ra những khiếm khuyết trong chính sách của đảng cầm quyền, giám sát những người đang làm nhiệm vụ cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn của đảng cầm quyền. Đây được gọi là sựđối lập có trách nhiệm, chúng có tác dụng nhất định giúp nhà nước tư sản thận trọng hơn khi đưa ra các quyết định của mình.
Hoạt động của đảng cầm quyền luôn gây ảnh hưởng đến đời sống chính trị và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp luật và trở nên hình thức, có sự phân chia quyền
lực nhà nước giữa các đảng. Ở Cộng hòa Xingapo, đảng cầm quyền PAP của Xingapo lãnh đạo Chính phủ và chi phối Quốc hội. Tuy nhiên, giữa chúng có sự
phân chia quyền lực: các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng phải
được Quốc hội thông qua mới được thi hành, và Chính phủ là cơ quan triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối đó. Vì như vậy nên uy tín của đảng cầm quyền và chính phủ luôn gắn liền với nhau, vững mạnh hay suy yếu luôn phụ
thuộc vào nhau.
Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua cơ chếđa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập là hiện thực phổ biến trên thế giới và hiệu quả của cơ chếđó luôn thuộc về các nước dân chủ tư sản phát triển. Loại trừ những điểm hạn chế, bất cập của mỗi nước trong thực hiện thì nhân tố hợp lý của cơ chế đó là buộc mỗi
đảng cầm quyền phải nỗ lực nhiều hơn trong thực thi quyền lực công.
- Các tổ chức xã hội dân sự
Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sựđược coi là ba trụ cột của sự ổn định và phát triển trong mỗi quốc gia, là xu hướng chung ở
nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Tổ chức xã hội dân sựđược hiểu là tổ chức của những người hoạt động phi nhà nước, phi lợi nhuận, không tìm kiếm quyền lực quản lý. Cốt lõi của tư tưởng về xã hội dân sự là lý thuyết về dân chủ, quyền con người, quyền công dân, về bản chất tự do của xã hội và mỗi cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước và thị trường. Các tổ chức xã hội dân sự tập hợp, đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu chung và lợi ích chung. Các tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích, giá trị của mình (thành viên, tổ chức) và của người khác được thành lập theo pháp luật và dựa trên cơ sở đạo đức, văn hoá, tôn giáo hoặc từ thiện...Các tổ chức xã hội dân sự bao gồm: các tổ chức phi chính phủ (NGO), hiệp hội nghề nghiệp, các quỹ, các viện nghiên cứu độc lập, các tổ chức cộng đồng (CBOs), các tổ chức tín ngưỡng, các tổ chức nhân dân, các phong trào xã hội và công đoàn.
Quan điểm phổ biến của phương Tây coi các tổ chức xã hội dân sự là một bộ phận cấu thành xã hội, không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, không hẳn
trò của xã hội dân sự trong bảo vệ tự do cá nhân, dân chủ trước sự can thiệp của quyền lực nhà nước. Tổ chức xã hội dân sự có vai trò thúc đẩy các công dân tham gia vào các vấn đề công cộng, cụ thể là tham gia vào quá trình hình thành và thực thi chính sách của nhà nước. Đó cũng là cơ chếđể người dân chủ động tham gia vào công việc của chính phủ nhằm kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội.
Xã hội dân sự có đặc điểm tự nguyện, tự tổ chức, tự chủ, đa dạng, phi thương mại, phi lợi nhuận, hành động mang tính tập thể, có trách nhiệm giải trình, cam kết minh bạch, tính dân sự và tính dân sự hoá. Nó có sáu chức năng cơ bản
được thống kê như sau:
(1) là kênh cho các công dân vận động hành lang đối với các thiết chế, hệ thống chính trị và đại diện cho các lợi ích xã hội. Được coi là điều kiện đểđiều tiết chính trị theo hướng dân chủ; (2) thực hiện chức năng tựđiều tiết chính trị trong xã hội; (3) tổ chức các đối thoại chính trị và quá trình tương tác công cộng; (4) cung cấp các hoạt động tự lực xã hội dựa vào cộng đồng; (5) thúc đẩy quá trình xã hội hoá giáo dục, chính trị, văn hoá, dân chủ cho các công dân; (6) tạo ra, duy trì sự đoàn kết và nguồn vốn xã hội ở cộng đồng [127, tr.236-237].
Với đặc điểm và chức năng như vậy, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự một mặt hỗ trợ nhà nước cùng làm, cùng giải quyết nhiều vấn đề xã hội một cách tự nguyện, chủđộng mặt khác, đó là cơ chế dân chủđể công dân thông qua các tổ chức của mình kiểm soát, giám sát trách nhiệm của nhà nước, khiến nhà nước phải cởi mở, minh bạch hơn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của dân chúng, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.
Ở Mỹ các hội, hiệp hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính sách của Chính phủ:
Hiệp hội nghề nghiệp là một hình thức của các nhóm lợi ích trong xã hội, bao gồm Hiệp hội y tế, Hội luật gia, Hội cựu chiến binh, Hội nhà báo, Hội những người về hưu v..v., các nhóm lợi ích có vai trò nhất
và là công cụđắc lực giúp người dân tham gia quản lý xã hội. Nhóm lợi ích đại diện cho các hội viên dựa trên lợi ích chung và bảo vệ lợi ích đó.Thông quacác nhóm lợi ích góp phần giám sát quyền lực nhà nước [27, tr.63].
Các thiết chế xã hội dân sự có vai trò quan trọng đối với quyền lực nhà nước như: các nhóm lợi ích chuyên vận động hành lang tác động vào chính sách của chính phủ và các: "Tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, hoạt động bảo vệ quyền lợi của các nhân chứng dám đứng ra bảo vệ công chúng, tiến hành các cuộc điều tra
để giúp những người chống tiêu cực, lật tẩy các hành vi trả thù, trù dập, đòi hỏi giới quan chức luôn có trách nhiệm và sửa chữa các vấn đềđược nêu lên" [88, tr.113].
Ở Nhật Bản các tổ chức xã hội dân sự rất phát triển, đó là những hội, hiệp hội và tổ chức khác nhau hoặc liên kết hoặc độc lập luôn tác động, giám sát quyền lực nhà nước; nhà nước trên cơ sở pháp luật luôn mở rộng và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự phát triển. Chính phủ Nhật Bản luôn coi trọng, lắng nghe, tiếp thu những tham gia, đòi hỏi, yêu cầu hợp lý của các tổ chức xã hội dân sựđể hoàn thiện các chính sách của mình. Trong khi đó ở Malaixia các nhóm lợi ích luôn đối lập với chính sách của Chính phủ và Chính phủ luôn coi
đó là mối bất lợi dù tính chất hoạt động của nó không có mục đích lật đổ. Tuy nhiên, điểm chung của các tổ chức xã hội dân sự là đều góp phần làm cho đảng cầm quyền, các Chính phủ phải có ý thức về trách nhiệm trong sử dụng quyền lực nhà nước thông qua việc ban hành và thực hiện chính sách của mình.
Đối với các nước Trung và Đông Âu do chịu ảnh hưởng sâu sắc của mô hình Xô viết nên phát triển xã hội dân sự rất hạn chế, chủ yếu dựa vào các nhân viên nhà nước tham gia vào các mục đích xã hội, giải trí, hiệp hội, nghề là chính. Sau khi khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ thì các tổ chức xã hội dân sự mới được phát triển trở thành kênh chính để công dân tiếp cận thông tin và thực hành dân chủ. Vai trò của các tổ chức xã hội dân sựđược chú trọng trong việc vận động xã hội, xây dựng, tuân thủ luật pháp, giám sát hoạt động nhà nước. Mặt tích cực của việc phát triển các tổ chức xã hội dân sự ở Trung và
Phát huy mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của xã hội, của người dân; thực hiện mạnh mẽ tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch; đấu tranh chống lại những bất công, độc đoán, chuyên quyền; đưa ra những ý kiến phản biện xã hội; nhằm mục tiêu bảo vệ những người có địa vị xã hội yếu kém; chống lại những hành động bạo lực; thực hiện quyền cơ
bản của con người; nêu cao tinh thần bình đẳng giới; tăng cường quyền lực của người dân; đáp ứng các mối quan tâm và nhu cầu xã hội; xây dựng các khung pháp lý nhằm cải thiện mối quan hệ giữa xã hội dân sự với nhà nước và thị trường... [127, tr.216].
Các nước Bắc Âu như ThuỵĐiển, Na Uy, Đan Mạch, Aixơlen, Phần Lan
đều là những nước phát triển. Ngoài tự do, dân chủ và đề cao tính công khai, minh bạch hoạt động quyền lực nhà nước thì đều coi trọng phát triển các tổ chức xã hội dân sự. ThuỵĐiển được coi là mô hình mẫu về nhà nước phúc lợi xã hội. Theo đó, nhà nước luôn tạo điều kiện để các lực lượng xã hội tích cực tham gia các hiệp hội, đảng phái chính trị, qua đó sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chính trị của quốc gia. Các tổ chức xã hội dân sự như: phong trào quần chúng, các tổ chức lợi ích và hiệp hội có vai trò bổ sung và đóng góp quan trọng vào quan điểm của Chính phủ, được coi như trường học cho dân chủ và là công cụ để chia sẻ trách nhiệm xã hội với nhà nước. Như vậy, so với các quốc gia khác ở Tây Âu, Trung và Đông Âu, sự khác biệt giữa nhà nước và xã hội dân sự ở ThuỵĐiển rất nhỏ. Các lực lượng xã hội dân sự được tổ chức, hoạt động có hiệu quả đã góp phần ổn định, phát triển của đất nước. Điều này cho thấy rằng xây dựng xã hội dân sự có vai trò, tác dụng và ý nghĩa rõ nét trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Hay nói cách khác, thúc đẩy phát triển xã hội dân sự là một trong những giải pháp để kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài có hiệu quả.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng
Công khai, minh bạch hoạt động thực thi quyền lực nhà nước là điều kiện quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Các phương tiện