Những giá trị tham khảo cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ngoài những điểm chung nói trên, ở mỗi nước còn có sự khác nhau do đặc điểm lịch sử, văn hoá truyền thống và đặc biệt là do đặc thù của hệ thống chính trị và tổ chức quyền lực nhà nước ở mỗi nước quyết định. Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì có thể liệt kê những những yếu tố sau đây có mối quan hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế

kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng ở các nước trên thế giới: Về hệ thống chính trị; về mối liên hệ

giữa công quyền và xã hội dân sự; về các đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; các nhóm lợi ích và các nhóm áp lực; về các hình thức vận

động hành lang (lobby); về khả năng xã hội hoá các cơ chế kiểm tra, giám sát, khả năng kết hợp giữa công quyền và xã hội trong tổ chức giám sát các thiết chế

công quyền [136, tr.216-217].

Trong khuôn khổ nghiên cứu cơ bản cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nước nêu trên, có thể rút ra những kinh nghiệm và giá trị tham khảo sau đây:

Một là, quyền lập hiến phải luôn luôn thuộc về nhân dân, bằng hiến pháp, nhân dân thiết lập nên nhà nước và giao quyền, ủy quyền quyền lực của mình cho nhà nước. Vì thế, để nhà nước không lạm quyền, nhân dân không mất quyền thì nhân dân phải là chủ thể của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Theo đó, cần thiết phải thực hiện chếđịnh toàn dân phúc quyết hiến pháp nhưđã quy định trong Hiến pháp năm 1946.

Hai là, bầu cử dân chủ theo nhiệm kỳđể chọn ra người lãnh đạo xứng đáng

đại diện cho nhân dân cần được xem là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Ngoài nguyên tắc là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín thì cách thức bầu cử cạnh tranh là ưu thếđể nhân dân lựa chọn được người xứng đáng thực thi quyền lực nhà nước. Bầu cử theo nhiệm kỳ vừa là sự lựa chọn vừa là sự kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân. Vì vậy, cần thí điểm bầu cử cạnh tranh, trực tiếp và toàn dân một số chức danh nhà nước trong thời gian tới.

Ba là, các quyền dân chủ trực tiếp của công dân do Hiến pháp năm 2013 quy định như quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, quyền lập hội, biểu tình, tham gia quản lý nhà nước… cần sớm được thể chế hóa thành các

đạo luật và phải được thực hiện trên thực tế, kết hợp với việc đề cao thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các tổ chức xã hội dân sự... để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.

Bốn là, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế chính trị, pháp lý của đất nước theo hướng dân chủ, pháp quyền XHCN và xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ổn

cho nhân dân, tạo điều kiện để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được vận hành thông suốt, hiệu quả.

Năm là, những kinh nghiệm, giá trị rút ra từ cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước trên thế giới cần được tham khảo, vận dụng trên cơ sở khoa học, thực tiễn, có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, tránh bảo thủ, giáo điều hoặc định kiến về hệ tư tưởng.

Tiểu kết chương 2

Nhiệm vụ của chương 2 là xây dựng cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ

chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Vì thế, có một số nội dung cơ bản sau đây:

- Trên cơ sở làm rõ khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích và tiêu chí của việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, Luận án đã đi sâu phân tích nội dung, phương thức, điều kiện nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Theo đó, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng thể hợp thành các yếu tố thể chế, thiết chế và điều kiện bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Các yếu tố hợp thành của cơ chế luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau và vận hành hướng đích làm cho cơ chế hoạt động có hiệu quả. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có nội dung và phương thức riêng do hiến pháp và pháp luật quy

định, có vai trò quan trọng trong xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền, phòng chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước, làm cho quyền lực nhà nước mạnh, thực sự là quyền lực của nhân dân.

- Nghiên cứu cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nước trên thế giới, từ đó đã rút ra những giá trị tham khảo hữu ích cho Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)