Thể chế của hầu hết các nước đều khẳng định nhân dân là chủ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

th ca quyn lp hiến, quyn thiết lp nên quyn lc nhà nước và kim soát quyn lc nhà nước; ghi nhn đầy đủ các quyn con người, quyn công dân, nguyên tc công khai minh bch hot động ca nhà nước và phương thc bu c dân ch, cnh tranh người đảm nhim chc v nhà nước

* Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, quyền thiết lập nên quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước

Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và là chủ thể duy nhất của quyền lập hiến, quyền thiết lập nên nhà nước. Hiến pháp được xem là đạo luật gốc của mọi quốc gia dân chủ, pháp quyền, là phương tiện để nhân dân giao quyền, ủy quyền quyền lực nhà nước của mình cho nhà nước. Chủ quyền nhân dân được đề cao và khẳng định trong hiến pháp là cơ sở hiến định để xác lập nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước.

* Quyền con người, quyền công dân được quy định đầy đủ trong hệ thống pháp luật

Quyền con người được quan niệm có nguồn gốc từ quyền tự nhiên, có ý nghĩa và giá trị thúc đẩy xã hội tiến bộ, phát triển vì vậy, các nhà nước pháp quyền tư sản phát triển luôn đề cao và ghi nhận đầy đủ các quyền đó trong hệ

thống pháp luật. Theo đó, các quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, lập hội, khiếu nại, tố cáo, thành lập các đảng phái, bỏ phiếu trưng cầu ý dân… luôn được coi là những quyền cơ bản và được bảo đảm thực hiện trong thực tế giúp cho nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hiệu quả.

* Quy định về sự công khai, minh bạch của hoạt động quyền lực nhà nước

Nhân dân chỉ kiểm soát được quyền lực nhà nước khi nhà nước công khai, minh bạch hoạt động của mình. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước chứ

không phải quyền của nhà nước để có thể tự giới hạn sự công khai, minh bạch của mình. Thông qua việc công khai, minh bạch, nhân dân sẽ biết và đưa ra quyết định của mình đối với vấn đề mà nhà nước hỏi ý kiến như: các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân, thảo luận và phúc quyết Hiến pháp, tham vấn ý kiến nhân dân, thăm dò dư luận xã hội; thực hiện phản biện đối với các chính sách của nhà nước, làm cho các chính sách đó tránh được những sai lầm, hạn chế được tình trạng chủ quan duy ý chí trong quá trình hoạch định và thực thi các chính sách. Vì vậy, thể chế của hầu hết các nước dân chủ, pháp quyền trên thế giới đều ghi nhận nguyên tắc công khai, minh bạch của nhà nước trong hệ thống pháp luật và coi đó là phương thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.

* Quy định về bầu cử dân chủ, cạnh tranh người đảm nhiệm chức vụ nhà nước

Bầu cử người đảm nhiệm chức vụ nhà nước là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất của người dân, là hình thức uỷ quyền từ nhân dân tới những người đại diện. Đó còn là quá trình để hình thành nên cơ quan nhà nước, giao thẩm quyền cho những cá nhân đảm trách chức vụ trong các cơ quan nhà nước và chuyển giao quyền lực nhà nước. Chính vì vậy mà nó được xem là một phương thức để

nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, được thể chế hầu hết các nước dân chủ

chính người dân được bảo đảm thông qua các trình tự, thủ tục công khai, minh bạch, với phương thức thuận tiện, trung thực, khách quan.

Việc bầu cử các chức danh nguyên thủ quốc gia, nghị sĩ quốc hội ở các nước dân chủ tư sản luôn là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng cử viên trong các đảng phái với nhau, giữa ứng cử viên của các đảng phái chính trị với nhau và giữa đảng cầm quyền với đảng đối lập. Theo đó, ứng cử viên của các

đảng phái vừa tranh cử theo nguyên tắc, điều lệ trong đảng của mình vừa phải tuân thủ theo các nguyên tắc do hiến pháp, pháp luật quy định. Bằng lá phiếu của mình, nhân dân tự quyết định bầu cho đảng nào và cho ai. Nếu đảng cầm quyền và những người đại diện cho đảng đó không còn uy tín hay lạm dụng quyền lực cho lợi ích riêng thì các cử tri sẽ bỏ phiếu cho đối lập vào cuộc bầu cử tới. Như

vậy, bầu cử dân chủ, cạnh tranh người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được coi là một phương tiện pháp lý để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.

Những nội dung trên đây là quy định phổ quát trong hiến pháp và pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự có hiệu quảở

các nước dân chủ tư sản phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức và các nước Tây Âu, Bắc Âu...

2.3.1.2. Cơ chế pháp lý nhân dân kim soát quyn lc nhà nước các nước dân ch, pháp quyn tư sn thường được thc hin bng các thiết chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)