NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RATI ẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 31)

Kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân hay nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đềđược quan tâm trên nhiều phương diện khác nhau kể cả về

lý luận và thực tiễn, cảở trong nước và nước ngoài, cả về chính trị học và luật học.

Đối với nước ta, trong điều kiện một đảng cầm quyền, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [100, tr.9] thì đòi hỏi phải có cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các hình thức dân chủđại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” [100, tr.8-9] là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Đểđạt được yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước thì nhất thiết phải xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Cơ chếđó phải phù hợp với thể chế dân chủ, pháp quyền, bảo đảm phát huy, thực hành đầy đủ, có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước; là công cụ, phương tiện hữu hiệu để ngăn ngừa các biểu hiện tha hóa của quyền lực nhà nước, xây dựng nhà nước mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố, Luận án nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam" tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể sau:

Một là, về mặt lý luận, Luận án phải làm sáng tỏ:

- Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.

- Nội dung và phương thức vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước dưới ánh sáng của Hiến pháp năm 2013.

- Nghiên cứu cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở

một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Hai là, về mặt thực tiễn, Luận án tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay qua các thể chế

mà trọng tâm là các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt

động, mối quan hệ của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về mặt thể chế, thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Luận án luận chứng, đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

Như vậy, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, trong tổng thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở nước ta. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn được tiếp cận trên các phương diện, góc độ mới, bám sát tinh thần và nội dung Hiến pháp năm 2013, quan điểm, đường lối của Đảng và các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN và đặc điểm, truyền thống lịch sử, văn hóa, tập quán, tâm lý của Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề tất yếu khách quan trong lịch sử và hiện tại. Trong chương 1, Luận án nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước công bố trong các công trình khoa học như: luận án, luận văn, bài báo khoa học thuộc nhiều khoa học khác nhau như: chính trị

học, triết học, xã hội học, luật học... Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu

đều đi sâu lý giải nguồn gốc quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân đối với quyền lực nhà nước, tính khách quan, tất yếu của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, những yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, trong

đó có nhiều công trình đề cập đến giám sát xã hội đối với thực hiện quyền lực nhà nước, giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp, hành chính...; cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện, đầy đủđề tài hoàn thiện cơ chế

pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Do đó, Luận án một mặt tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa và phát triển trong các công trình

đã công bố, mặt khác đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn đểđề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện mới- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới ánh sáng của Hiến pháp năm 2013.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 31)