Những nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 112)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

3.2.3. Những nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

* Nguyên nhân ch quan

Những hạn chế, tồn tại từ thực trạng tổ chức và hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nêu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan sau:

Thứ nhất, cả chủ thể lẫn đối tượng trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đều chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thực chất là chưa thực sự coi kiểm soát quyền lực nhà nước từ nhân dân là một phương tiện để hạn chế, khắc phục sự

tha hóa của quyền lực nhà nước. Thậm chí cho rằng, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các thiết chế mang tính xã hội khác được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước là “công cụ" và “cánh tay nối dài" của Nhà nước và "tuyên truyền, vận động" là chính. Nhận thức đó khiến hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước từ các tổ chức đại diện nhân dân và các thiết chế mang tính nhân dân trở nên hình thức. Mặt khác, các thiết chế của nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được thiết lập trên cơ sở thể chế, nhưng thể chế không đảm bảo được các điều kiện để các thiết chếđó phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ được giao. Cụ thể là thẩm quyền, phạm vi, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của cơ chếđối với các thiết chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước còn tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khiến vừa khó thực hiện, vừa thực hiện ít hiệu lực; nhiều quy định chưa khoa học, mang tính tuỳ nghi, thiếu trách nhiệm pháp lý ngay cả với chính chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước. Thiếu các quy định pháp lý về tính liên kết, phối hợp giữa cơ quan đại biểu nhân dân (đại diện ủy quyền) với tổ chức, mô hình đại diện (đại diện mang tính xã hội) trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trước sai trái của quyền lực nhà nước.

Thứ hai, dù sự nghiệp đổi mới đất nước đã thực hiện được gần 30 năm nhưng tổ chức quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nhất định của mô hình Xô viết khiến việc thiết kế cơ chế còn chậm đổi mới. Cấu trúc nhà nước theo mô hình tập quyền mặc dù có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng các nội dung đó không được quy định thực sự rành mạch, đầy đủ cộng với một hệ

thống chính trị được thiết kếđồ sộ, cồng kềnh, nặng về bao cấp khiến việc kiểm soát quyền lực trở nên trùng chéo, rườm rà, tản mạn, thiếu trọng tâm, ít hiệu lực, kém hiệu quả.

Thứ ba, hệ thống pháp luật được xây dựng, ban hành tuy đã được đổi mới nhưng vẫn còn một số hạn chế như: tư duy lập pháp về kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng chưa đáp ứng

được yêu cầu, kỹ thuật lập pháp còn chưa khoa học, hệ thống các quy định nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vừa thiếu, vừa thừa, vừa chưa đồng bộ, thống nhất và cụ thể. Các quy định của pháp luật về toàn dân và cá nhân công dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước còn thiếu và chậm được cụ thể hóa, ban hành làm cho việc thực hiện trên thực tế trở nên khó khăn, bất cập, hạn chế quyền dân chủ của nhân dân.

Thứ tư, các điều kiện bảo đảm để cơ chế pháp lý nhân dân vận hành, hoạt động chưa hoàn chỉnh, mối liên hệ giữa các bộ phận của cơ chế và giữa cơ

chế bên trong với cơ chế bên ngoài bộ máy nhà nước chưa chặt chẽ, các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cơ chế như: môi trường dân chủ pháp quyền; trình độ

dân trí và hiểu biết pháp luật của nhân dân; điều kiện kinh tế xã hội chưa đạt trình độ phát triển... là những nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả hoạt động của cơ chế.

* Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan tác động ảnh hưởng đến cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước như:

Thứ nhất, đất nước chưa có một nền dân chủ XHCN hoàn chỉnh trong thực tế. Mặt khác, trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam buộc phải có những bước đi thận trọng cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của đất nước để hạn chế những tác động xấu của toàn cầu hoá và kinh tế thị trường cũng như sự chống đối của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thúc đẩy chuyển hoá chếđộ, gây mất ổn định chính trị nhằm thực hiện mưu đồ "diễn biến hoà bình", "bạo loạn lật

đổ" ở Việt Nam.

Thứ hai, xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt và trong thời gian khá dài sống trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành chính, khép kín nên nhân dân chưa có

điều kiện để sớm hình thành thói quen, tác phong dân chủ trong xã hội, điều đó đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến việc thiết kế, tổ chức và vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.

Thứ ba, công cuộc đổi mới đất nước chưa dài nên nhiều quy định cũ, mô hình cũ không phù hợp nhưng chưa kịp huỷ bỏ. Điều đó nằm ngay ở cả trong thể

chế, thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế. Mặt khác, các yếu tố phong tục, tập quán, nếp sống, trình độ dân trí, mức độ hiểu biết pháp luật còn chi phối, ảnh hưởng nhiều đến tác phong, hành xử của mọi thành viên trong xã hội khiến cơ chế

hoạt động chưa đạt được hiệu quả như yêu cầu đề ra.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã có sự ghi nhận, quy định ngày càng đầy đủ, tiến bộ hơn nhằm bảo

đảm để nhân dân làm chủ quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước một cách thực chất, hiệu quả.

Cùng với đổi mới hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đã có những đổi mới tích cực, toàn diện về các nguyên tắc, thể chế, thiết chế nhằm xác lập và thực thi các quyền và các

điều kiện bảo đảm để nhân dân làm chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước một cách chặt chẽ, hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt những thành tựu nhất định trên cơ sở thực hiện mục tiêu, nguyên tắc đó nhưng thực trạng cơ chế

pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước còn có những khiếm khuyết, hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, cả về mặt thể chế, thiết chế và các yếu tố bảo đảm làm ảnh hưởng đến kết quả vận hành, hoạt động của toàn bộ cơ chế.

Đánh giá khách quan thực trạng, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế là cơ sở để tác giảđề xuất các quan điểm, giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ

chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam theo quan điểm,

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)