Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, bao gồm: Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp (các Hội và Liên hiệp Hội thuộc các lĩnh vự c khoa h ọ c k ỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 97 - 99)

thuật, văn hoá nghệ thuật, các Hội nghề nghiệp…); Các tổ chức phi chính phủ

NGO (Non - Govermantal - Organization), đây là thuật ngữ do (WB) Ngân hàng thế giới đưa ra, được Liên hợp quốc và nhiều nước sử dụng. Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có đặc trưng chung là tổ chức tự nguyện do dân lập ra và

được các cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập (nhưng không nằm trong hệ

thống tổ chức của nhà nước), hoạt động thường xuyên theo điều lệ của tổ chức, mang tính tự nguyện và không vì mục tiêu lợi nhuận (không phải là 5 tổ chức chính trị- xã hội như nêu ở trên). Các tổ chức có tên gọi khác nhau tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích, điều lệ của tổ chức xã hội đó, có mục đích tập hợp những người có cùng ngành nghề, công việc, giới, tuổi, sở thích… nhằm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, hội viên; hỗ trợ

nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổ chức và hoạt động của các tổ chức đó không được trái với lợi ích của nhân dân, dân tộc, Tổ quốc, chế độ và được pháp luật công nhận (đăng ký hoạt

động, phê chuẩn điều lệ...), đa số các tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hội có trách nhiệm chấp hành sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp với tính chất đại diện cho hội viên, là một bộ phận nhân dân trong xã hội, chịu sự chi phối, tác động của quyền lực nhà nước đều có vai trò, quyền năng nhất định tác động trở lại quyền lực nhà nước thông qua cơ chế pháp lý nhân dân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Hoạt động

kiểm soát của các tổ chức xã hội đối với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước (quyền lực nhà nước) chủ yếu là hình thức giám sát, thẩm định, tư vấn, phản biện, tham gia, kiến nghị, yêu cầu...

Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp ngày càng được mở rộng phù hợp với xu thế phát triển và tiến trình dân chủ hoá đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Hiện nay, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp được thành lập rộng khắp ở tất cả các giới, các ngành, nghề, lĩnh vực trong xã hội theo hiến pháp, pháp luật và

điều lệ của các tổ chức. Hoạt động của các tổ chức này bao gồm: giúp đỡ lẫn nhau, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, hội thành viên, ngành, nghề, lĩnh vực; tham gia tư vấn, phản biện, giám định, thẩm

định xã hội các chính sách, chương trình, đề án về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục- đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường đối với các dự thảo chính sách, pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước yêu cầu hoặc đặt hàng.

Ngoài ra, các tổ chức còn tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ với tư

cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc thực hiện hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nêu trên đã tác động mạnh mẽđến hoạt động quyền lực nhà nước để cơ quan nhà nước lắng nghe, tiếp thu và quyết định chính xác, kịp thời các chính sách, pháp luật vì lợi ích chung. Vì có ảnh hưởng nhất định đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là trong quan hệ với nhà nước, phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển nên Chính phủđã cho phép thành lập 400 hội có phạm vi toàn quốc, bao gồm: các hội nghề nghiệp, hội nhân đạo từ thiện, các hội của các tổ chức kinh tế, văn học nghệ thuật… (trong đó có 28 hội có tính chất

đặc thù). Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép hơn 6500 hội có phạm vi hoạt động tại địa phương, chưa kể hàng vạn hội được thành lập, hoạt động tại các xã, phường, thị trấn, quận, huyện. Ngoài ra, có hàng nghìn tổ chức phi chính phủđã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo trợ xã hội, tư vấn pháp luật, tài chính vi mô, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện... Tính đa dạng của hệ thống tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp kết hợp với tính chính trị rộng rãi của Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội làm cho cơ chế

pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam vận hành toàn diện, linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp thể hiện vai trò phản biện độc lập đối với các dự thảo chính sách, pháp luật chưa được nhiều, có nội dung phản biện chưa sâu, có lĩnh vực còn để trống, nhất là các vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân. Nhiều tổ chức vẫn phụ thuộc nhiều vào sự bao cấp ngân sách của nhà nước và bị hành chính hóa. Chính sách, pháp luật của nhà nước về

lĩnh vực này còn có nhiều hạn chế, bất cập.

- Thanh tra nhân dân: Ban TTND được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)