Thực trạng các yếu tố bảo đảm vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 103 - 112)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

3.2.2. Thực trạng các yếu tố bảo đảm vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

* Thc trng v môi trường dân ch, pháp quyn ca đất nước

Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa các nội dung dân chủ thành các quy

định làm cơ sở cho việc ban hành các chính sách, pháp luật cụ thểđể hiện thực hóa dân chủ trong thực tiễn đời sống xã hội. Về nguyên tắc, quan điểm và thể chế

luôn thống nhất với nhau trong xác lập các chế định bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hay cụ thể hơn chính là quyền dân chủ của nhân dân... Tuy nhiên, để thực hiện một cách thực sự, đầy đủ, có hiệu quả trên thực tế thì đòi hỏi phải có một cơ chế thuận tiện, hữu hiệu nếu không sẽ rơi vào hình thức, kém hiệu quả. Không thể có nhà nước pháp quyền nếu như nhà nước đó không thực hiện chếđộ dân chủ. Dân chủ và pháp quyền luôn phải đi đôi với nhau, làm tiền đề cho

nhau trong một nhà nước. Môi trường dân chủ - pháp quyền là bảo đảm các điều kiện để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, để không một hoạt động quyền lực nhà nước nào ở ngoài sự kiểm soát, giám sát của nhân dân. Hiện nay, môi trường dân chủ, pháp quyền ở nước ta đã và đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện, nhiều kết quảđạt được phản ánh sự tiến bộ rõ rệt, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững đất nước. Điều đó thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:

Thứ nhất, mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân trong các quan hệ pháp luật cụ thể thể hiện ngày càng bình đẳng hơn về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm. Xu thế dân chủ hóa xã hội và hoạt động của nhà nước ngày càng được nâng cao.

Thứ hai, Hiến pháp và pháp luật của nước ta có nhiều quy định đề cao trách nhiệm của nhà nước trong việc phục vụ nhân dân; thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền con người, quyền công dân.

Thứ ba, Hiến pháp và pháp luật ghi nhận đầy đủ hơn phương thức thực hiện dân chủ của nhân dân bằng dân chủ trực tiếp, dân chủđại diện và thực hiện chếđộ dân chủở cơ sở tạo điều kiện thuận lợi hơn để nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế môi trường dân chủ mới được tạo lập trong các văn bản quy phạm pháp luật và việc vận hành, tổ chức thực hiện còn nhiều biểu hiện vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Các quy định về công khai, minh bạch hoạt

động của các cơ quan nhà nước trên những lĩnh vực người dân quan tâm, cần có sự kiểm soát, giám sát từ nhân dân nhưng không được thực hiện nghiêm túc mà không có chế tài đủ mạnh để bắt buộc thực hiện hoặc xử lý. Hậu quả của việc này là biến sự kiểm soát, giám sát cần thiết của nhân dân trở nên hình thức. Các biểu hiện lạm quyền, lộng quyền, phiền hà, sách nhiễu nhân dân cùng các hành vi quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước, kéo dài trong nhiều năm vẫn chậm được hạn chế, khắc phục, gây nhiều tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đến uy tín của nhà nước và bản chất của chếđộ.

Tính pháp quyền chưa bao trùm, điều chỉnh hết các chủ thể và mối quan hệ

thực thi nghiêm túc trên thực tế. Vai trò lãnh đạo của Đảng, vị trí cầm quyền và phương thức thực hiện còn chưa được thể chế hóa đầy đủ bằng pháp luật. Đảng xác định chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước nhân dân nhưng nhân dân giám sát ra sao và Đảng chịu trách nhiệm như thế nào thì chưa có cơ chế thực hiện đầy đủ, cụ thể. Nhiều biểu hiện dân chủ

hình thức đã và đang diễn ra; có những vấn đề ý Đảng và lòng Dân chưa thực sự

thống nhất; công khai, minh bạch trong hoạt động của cả hệ thống chính trị chưa

đầy đủ; phương thức thực hiện dân chủ của người dân còn nhiều phức tạp, rắc rối; pháp luật về quyền công dân chưa hoàn thiện, nhiều cơ quan nhà nước gần như

thoát ly khỏi sự kiểm soát của nhân dân hoặc nhân dân không có khả năng để

kiểm soát.

Vai trò của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và các thiết chế xã hội khác chưa được phát huy đầy đủ. Bản thân các tổ chức đó cũng chưa đảm trách được mạnh mẽ vai trò, chức năng là các tổ chức "đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân" nhưng không có quy định pháp lý nào bắt buộc các tổ chức đó phải chịu trách nhiệm. Nhiều tổ chức mang tính xã hội, tự nguyện, tự quản nhưng lại phụ thuộc vào nhà nước, được nhà nước bao cấp, hỗ trợ khiến cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức đó thiếu đi tính chủđộng, độc lập, khách quan, làm cho chức năng giám sát và phản biện đôi khi rơi vào hình thức, ít hiệu quả. Nhà nước chưa thừa nhận các tổ chức xã hội dân sự như một nhu cầu tất yếu, khách quan của nền dân chủ, pháp quyền nên sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đảm trách những khâu, những việc phi lợi nhuận trở nên khó khăn. Việc kiểm soát quyền lực nhà nước từ xã hội vì thế mà trở nên mờ nhạt, hình thức.

Các phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động theo Luật báo chí, nhưng vẫn còn tình trạng duy trì một hình thức sở hữu, chếđộ kiểm duyệt, chỉ huy việc đăng tải, đưa tin... do vậy, thông tin nhiều khi chỉ một chiều và sự thật khách quan không được tranh luận, kiểm chứng một cách thuyết phục. Nhiều dự thảo chính sách, pháp luật chưa được đăng tải, thông tin rộng rãi để nhân dân tham gia

góp ý, phản biện trước khi ban hành, thực hiện. Các phương tiện thông tin đại chúng còn dè dặt khi đưa tin các vụ việc vi phạm đến quyền làm chủ của nhân dân, đến sai trái, vi phạm của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, nhất là người có chức vụ, quyền hạn...

Mọi quyền hành chỉ thuộc về nhân dân khi có một cơ chế thích hợp, hiệu quảđể nhân dân có thể trực tiếp kiểm soát, giám sát các hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Hiện tại chưa có cơ chế thích hợp để cử

tri có thể bày tỏ sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm đối với các cơ quan và đại biểu mà do mình bầu ra. Mặt khác, hầu hết các các chức vụ trong hệ thống nhà nước không phải do nhân dân lựa chọn, bầu trực tiếp, vì thế quy định chịu trách nhiệm trước nhân dân của người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước chưa được hoàn thiện, khả thi.

Hệ thống luật pháp ở nước ta chưa theo kịp thực tiễn và còn nhiều hạn chế; nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch của nhà nước chưa được luật hoá đầy

đủ và chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều chính sách, pháp luật do các cơ

quan chức năng, có thẩm quyền dự thảo hoặc ban hành không đảm bảo quy trình, thiếu vắng sự tham gia của nhân dân (cơ quan soạn thảo không tham vấn ý kiến nhân dân, chuyên gia...) nên không hợp lòng dân, không khả thi, gây thiệt hại cho nhà nước và nhân dân nhưng không có cơ quan, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm, bị xử lý nghiêm túc, ví dụ như: quy định về số lượng xe máy được đăng ký, ngực lép không được lái xe, bảo quản thịt trong 8 tiếng, xe chính chủ,… Cơ

chế pháp lý còn chưa bảo đảm được các điều kiện để nhân dân kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước được thuận tiện, dễ dàng. Một số quy định mang tính dân chủ

nhưng thực tế ít khả thi, còn chung chung và nặng về hình thức, điều đó ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả vận hành, hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thời gian qua.

* Thc trng v dân trí và nhn thc pháp lut ca nhân dân

Dân trí được hiểu là mức độ nhận thức chung của nhân dân trong một phạm vi nhất định. Dân trí và nhận thức pháp luật luôn đi liền với nhau và có tính

tiền đề, bổ sung nhau. Trình độ dân trí cao thì nhận thức pháp luật của nhân dân cao và ngược lại. Khi dân trí, kiến thức và hiểu biết pháp luật được nâng lên thì năng lực sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân cũng được nâng lên. Như vậy, quyền con người, quyền công dân được nhân dân tự bảo vệ bên cạnh sự thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm của Nhà nước theo hiến pháp, pháp luật. Dân trí và nhận thức pháp luật giúp người dân biết sử dụng các công cụ, phương tiện mà pháp luật trao cho hiệu quả hơn như: sử

dụng báo chí truyền thông, quyền khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, quyền được cung cấp thông tin; quyền được thay đổi thẩm phán, hội thẩm tại phiên toà, quyền được tự bào chữa và mời luật sư bào chữa hay buộc phải có luật sư bào chữa...Mặt khác, người dân cũng hiểu hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức nhà nước trong thi hành công vụ "chỉ được làm những gì pháp luật cho phép" còn công dân thì "được làm tất cả những gì pháp luật không cấm" để thực hiện quyền của mình. Khi trình độ dân trí nâng lên, công luận, truyền thông đại chúng và các quyền tự do cá nhân được phát huy cao độ khiến người dân càng có trách nhiệm hơn trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội và hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước vì thếđược đầy đủ, toàn diện và chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, hiện nay dân trí của nước ta không đồng đều, kiến thức và sự

hiểu biết pháp luật của đa số nhân dân còn hạn chế, mức độ nhận thức có sự

chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi, giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau. Công bố của Viện khoa học thống kê (Tổng cục Thống kê) qua nghiên cứu một đề tài khoa học năm 2011 cho thấy tỉ lệ người biết chữ trên toàn quốc đạt 93,6%. Báo cáo phát triển con người (HDR) năm 2011 do UNDP công bố cho thấy Việt Nam đã đạt số năm học trung bình cho người dân là 5,5 năm. Về hiểu biết pháp luật: "Theo con số thống kê, hiện nay 90% nông dân chưa hiểu biết về pháp luật, trong sốđó có 50% không hiểu biết.

Ở vùng cao, vùng sâu, thậm chí nhiều người còn không hiểu luật sư là ai, làm việc gì" [136, tr.292]. Thực trạng trên là do trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Nguyên nhân dân trí thấp và thiếu hiểu biết về

quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình dẫn đến các biểu hiện tha hoá quyền lực như: lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác từ phía cơ quan nhà nước. Cũng vì thế mà sống và làm việc theo pháp luật, tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật để đấu tranh với các hành vi sai trái của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước chưa trở thành thói quen của người dân. Một bộ phận nhân dân thiếu niềm tin, tình cảm đối với pháp luật và cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước nên miễn cưỡng khi được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, không tự giác thực hiện pháp luật, dễ bị dân chủ quá đà, bị xúi giục, lôi kéo vào các hoạt động trái pháp luật...

Tiếp tục nâng cao dân trí và phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm công dân, thói quen tuân thủ pháp luật chính là những yêu cầu quan trọng bảo đảm cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phát huy được hiệu quả trong xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền ở Việt Nam.

* Thc trng vđiu kin kinh tế- xã hi ca đất nước

Kinh tế, xã hội của nước ta kể từ đổi mới đến nay đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực trên mọi phương diện của đời sống xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân không ngừng được nâng lên. Đi liền với

đó, việc đổi mới thể chế theo hướng dân chủ - pháp quyền, xác định các nội dung, phương thức tổ chức quyền lực nhà nước theo xu hướng dân chủ, hiện đại, thực chất, chủ quyền nhân dân được đề cao hơn trên cả lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp là những nét cơ bản của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu nền kinh tế, dân số sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp có tỉ

lệ cao, tốc độ đô thị hoá và mức sống người dân ở mức trung bình, tư tưởng, nhận thức về tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước còn mang dấu ấn của mô hình Xô viết nên ảnh hưởng nhất định đến quan điểm, tư tưởng dân chủ về quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước và cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Dân sinh, dân trí, dân chủ và năng lực thực hiện dân chủ có mối liên

hệ chặt chẽ, biện chứng, hữu cơ với nhau cho phép kiềm chế hay thúc đẩy dân chủ, tiến bộ và phát triển xã hội. Sự thật đó đặt ra vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước phải bao hàm nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua nguyên tắc: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư

pháp” [106, tr.9]. Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước để quyền lực nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, toàn diện và thực sự vì dân.

Trước đây, các thiết chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đều có nguồn gốc từ đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp, công cụ chuyên chính vô sản, mô hình tập quyền Xô viết, nhiều tổ chức được thành lập theo "sáng kiến của nhà nước", có tổ chức bộ máy tương ứng với tổ chức bộ máy nhà nước,

đa số các tổ chức nhận được sự bao cấp, hỗ trợ, tài trợ của nhà nước, do đó cần có nguồn lực, điều kiện từ nhà nước để nuôi dưỡng bộ máy và duy trì hoạt động.

Điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước, khả năng ngân sách của nhà nước và sự

thừa nhận về mặt pháp lý, phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội và nhân dân đối với tổ chức, hoạt động của các thiết chếđó là cơ sởđể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.

Hiện nay, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta đang vận hành trong điều kiện kinh tế- xã hội ngày càng được cải thiện, cơ sở

vật chất, dân trí và dân chủ ngày càng được nâng cao. Trong đó yếu tốđời sống, cơ sở vật chất có vai trò then chốt, quyết định. Nhận thức đúng điều đó là nhận thức đúng quy luật phát triển của xã hội, tránh các quan điểm bảo thủ, giáo điều

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)