Vai trò của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhàn ước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền, phòng chống sự tha hoá của quyền lực nhà nước, làm cho quyền lực nhà nước mạnh, thực sự là quyền lực của nhân dân. Vai trò đó thể hiện cụ thể sau đây:

Thứ nhất, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là công cụ, phương tiện pháp lý cơ bản, hiệu quả nhất góp phần bảo đảm cho nhân dân thực sự là người chủ của quyền lực nhà nước. Địa vị pháp lý của nhân dân được

Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: " Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [106, tr.8-9]; "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủđại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" [106, tr.10]; "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ

chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân" [106, tr.11]; "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;

đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội" và "Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Hội liên hiệp phụ nữ Việt

Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam... đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của của thành viên, hội viên tổ chức mình" [106, tr.11-12];

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động... đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... [106, tr.12-13]...

Với một hệ thống thể chế được thiết lập bởi hiến pháp như vậy; với đa dạng các hình thức và phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước như giám sát, phản biện, thanh tra, kiểm tra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp của công dân, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là một phương tiện có đầy đủ hiệu lực để Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của mình.

Thứ hai, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là phương tiện góp phần bảo đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước được tăng cường, nhân tố làm cho nhà nước mạnh. Nhờ đó, nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạn

được nhân dân giao, phục vụ nhân dân, phòng chống các biểu hiện tha hoá quyền lực nhà nước như lạm quyền, lộng quyền và các hiện tượng tiêu cực khác từ các cơ quan, cán bộ, nhân viên nhà nước. "Đam mê quyền lực là bản tính vốn có của con người. Sự lạm quyền là một thuộc tính của những người gắn với quyền lực nhà nước, ở đâu có quyền lực ở đó luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ của sự

lạm quyền" [63, tr.38]. Vì thế, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có vai trò góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ngày càng vững mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân.

Thứ ba, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phương tiện quan trọng để phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân, tổ chức và cá nhân trước pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Hoạt động thực thi quyền lực nhà nước rất

đa dạng, phức tạp và luôn có xu hướng tha hóa, do đó cơ chế pháp lý nhân dân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)