- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát
4.1.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trước hết là để nhà nước làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạ n đượ c
nhân dân giao quyền, ủy quyền, quản lý xã hội có hiệu lực và hiệu quả
Quyền lực nhà nước là của nhân dân, nhân dân giao quyền, ủy quyền cho nhà nước để nhà nước thay mặt cho mình thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực nhà nước khi nằm trong tay Nhà nước thì quá trình vận
động luôn có "xu hướng tự phủđịnh mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu" [63, tr.69]. Vì vậy, nhân dân sau khi trao quyền, ủy quyền cho nhà nước thì nhân dân thực hiện quyền kiểm soát quyền lực nhà nước của mình là một đòi hỏi tất yếu.
Tính tất yếu, khách quan của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là nhằm để quyền lực nhà nước vận hành trong khuôn khổ, đúng mục đích, có hiệu lực và hiệu quả. Để làm được điều này, trước hết nhà nước phải tự quản lý mình, đảm bảo nhà nước làm đúng, làm đủ quyền hạn, nhiệm vụđược nhân dân giao từđó mới quản lý xã hội có hiệu lực và hiệu quả. Theo đó, cần phải xóa bỏ
quan niệm không đúng trước đây cho rằng nhà nước ra đời trước hết là để quản lý xã hội chứ không phải là để quản lý mình. Nhà nước chỉ mạnh khi xã hội phục tùng nhà nước và nhà nước đáp ứng được nhiều nhất những đòi hỏi của xã hội, của nhân dân. Vì vậy, ngày nay xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới hoạt
động của hệ thống chính trị, cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật luôn nhằm mục đích để nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh,
đủ sức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà hiến pháp, pháp luật quy định. Tuy nhiên, ở nước ta tình trạng "quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc dư luận" [51, tr.172]. Nguyên nhân là do nhà nước không tự kiểm soát và quản lý được chính mình, biểu hiện cụ thể của nó là: cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật, công tác cán bộ, công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập làm nảy sinh vi phạm, tội phạm ngay bên trong bộ máy nhà nước (sự tha hóa của nhà nước). Vì vậy, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí" [51, tr.253]. Các giải pháp để thực hiện như: phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, chú trọng các biện pháp phòng ngừa, thực hiện chếđộ công khai, minh bạch; chếđộ kiểm toán, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và của nhân dân... trên cơ sở pháp luật là nhằm làm trong sạch nhà nước, để nhà nước đủ khả
năng tự quản lý mình, khắc phục được những hạn chế, bất cập nêu trên.
Với quan điểm nhà nước phải tự hoàn thiện, kiểm soát, quản lý mình bằng cơ chế, pháp luật để nhà nước xứng đáng với sự trao quyền, ủy quyền từ nhân dân là yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Chỉ khi nhà nước kiểm soát, quản lý được mình một cách hiệu quả và trở nên trong sạch, vững mạnh thì khi đó nhà nước mới bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội của mình. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là nhằm mục đích thực hiện yêu cầu, quan điểm đó.
4.1.4. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước