Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải đi đôi với việc phát huy dân chủ, xây dựng môi trườ ng công khai,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 118 - 120)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

4.1.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải đi đôi với việc phát huy dân chủ, xây dựng môi trườ ng công khai,

minh bạch

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủđược thực hiện trên thực tế cuộc sống ở

mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực" [51, tr.84-85]. Quan điểm đó phải được "thể

chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm" [51, tr.85]. Bên cạnh đó cần phải "có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình" [51, tr.240]. Không có cơ chế khoa học, thuận tiện và pháp luật bảo đảm thì dân chủ và quyền làm chủ của người dân sẽ khó thực hiện hoặc thực hiện hình thức, không đến nơi, đến chốn. Vì vậy, muốn phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân thì phải "Tiếp tục

đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do

Đảng lãnh đạo" [51, tr.246].

Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải đi

đôi với việc xây dựng môi trường dân chủ, công khai, minh bạch của đất nước. Nhà nước phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch trước nhân dân. Bởi không có môi trường dân chủ, công khai, minh bạch thực sự

thì cơ chế nào nhân dân cũng không thể thực hiện được quyền làm chủ của mình. Vì vậy, tạo lập môi trường, nguyên tắc thực sự dân chủ, công khai, minh bạch vừa là giải pháp, vừa là phương tiện bảo đảm để cơ chế pháp lý nhân dân

kiểm soát quyền lực nhà nước hoàn thiện và vận hành có hiệu quả. Môi trường

đó đòi hỏi phải bảo đảm các yếu tố, điều kiện làm chủ của người dân thông qua hệ thống thể chế, thiết chế tương ứng có khả năng thực thi trong thực tếđể nhân dân phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo của mình trên tất cả các lĩnh vực của

đời sống xã hội và trong quan hệ với nhà nước. Trước mắt, cần thể chế hóa việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện của nhân dân, bảo đảm để

nhân dân thực hiện được quyền của mình một cách thực chất dựa trên nền tảng pháp luật. Cụ thể là hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện thí điểm nhân dân trực tiếp bầu ra lãnh đạo của mình; hoàn thiện cơ chế giám sát và phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật và công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử và tổ chức đại diện nhân dân; xác định tính chịu trách nhiệm trước nhân dân của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền; tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng thực hiện quyền làm chủ

của mình; đa dạng hóa các hình thức thực hiện quyền làm chủ của dân nhất là quyền tự do bầu cử và ứng cử, tự do tư tưởng và ngôn luận, cụ thể hóa các quyền bãi nhiệm đối với đại biểu dân cử; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được thông tin, thực hiện trưng cầu ý dân, thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, xây dựng xã hội dân sự, thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình phản biện đường lối chính trị, chính sách, pháp luật... Để đạt

được yêu cầu đó, nhà nước phải tạo lập khuôn khổ thể chế thích hợp nhằm phát huy dân chủ và quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng và Hiến pháp năm 2013, phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng

đồng bộ, khả thi; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Đảm bảo các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức đều phải "tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng

nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền" [106, tr.11].

Để có môi trường dân chủ thực sự, phát huy được đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân thì trước hết phải thực hiện dân chủ từ trong Đảng, vì Đảng là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [106, tr.9]. Không thực hiện dân chủ trong

Đảng, trong hệ thống chính trị và thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động trong bộ máy nhà nước, còn tình trạng quy chế nội bộ chi phối luật thì cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ rơi vào hình thức và không thể vận hành có hiệu quảđược. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nhất thiết phải đặt trong môi trường thật sự

dân chủ, công khai, minh bạch và pháp quyền của đất nước.

4.1.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trước hết là để nhà nước làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạn được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)