Hoàn thiện các thể chế toàn dân và cá nhân công dân thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 130 - 138)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

4.2.1.4.Hoàn thiện các thể chế toàn dân và cá nhân công dân thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước

Xây dựng các thể chế quy định về công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động nhà nước; quy định về giám sát và phản biện xã hội, trưng cầu ý dân, tham vấn ý kiến nhân dân, lấy (xin) ý kiến nhân dân; các quy định về quyền bầu cử, ứng cử của công dân, quyền hội họp, lập hội, biểu tình, tiếp cận thông tin, tự

do tư tưởng, ngôn luận, báo chí...trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 2013, đường lối, nghị quyết của Đảng và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận hoặc ký kết tham gia về quyền con người, quyền công dân. Mặt khác, xây dựng và hoàn thiện các thể chế như: tổ chức và hoạt động của cơ

quan nhà nước; các quy định về trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; chếđộ bầu cử và giới hạn nhiệm kỳđối với các chức vụ nhà nước và đại biểu dân cử; cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Về quyền ứng cử và bầu cử của công dân, cần hoàn thiện một số nội dung trọng tâm sau:

Một là, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, cần sớm sửa đổi Luật bầu cửđể

năm 2016, kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND các cấp, tiến hành bầu cửđại biểu Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ tới. Trong đó, cần mở rộng khả năng lựa chọn của cử tri đối với các ứng cử viên trên một đơn vị bầu cử bằng cách: tăng số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử ít nhất là gấp đôi số lượng được bầu để tăng sự lựa chọn của cử tri; tạo điều kiện để người đủ điều kiện, tiêu chuẩn tự ứng cử hay được đề cử bằng cách không cố ý "định hướng" sắp xếp danh sách tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các ứng cử viên. Muốn vậy, việc ứng cử

phải thực sự tự do không bị cơ chế nào "đứng đằng sau" chi phối, không phải chịu sự hiệp thương như ép buộc, đặc biệt là không phải chịu sự bố trí bất bình

đẳng để trở thành "quân xanh" khi không được "tổ chức" giới thiệu. Quy trình lựa chọn, hiệp thương nhân sự, số lượng được bầu trên tỉ lệ ứng cử viên trong danh sách bầu cao hay thấp, việc phân bổứng cử viên về các đơn vị bầu cử phù hợp hay không phù hợp, sự chênh lệch giữa các ứng cử viên lớn hay nhỏ... nói lên việc bầu cử dân chủ hay hình thức... vì thế hướng tới cần khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.

Hai là, phải đổi mới cơ cấu đại biểu Quốc hội theo hướng tăng đại biểu chuyên trách, giảm sốđại biểu kiêm nhiệm; tăng đại biểu là các nhà khoa học, các nhân sĩ trí thức, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội - nghề nghiệp, những người có uy tín và đại biểu các địa phương; giảm số lượng là đại biểu ở cơ quan trung ương, đại biểu là lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền các địa phương; có cơ cấu, tỉ lệ đại biểu địa phương tham gia các Ủy ban của Quốc hội hợp lý để đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực tế, nhiều đại biểu do dân bầu nhưng thể hiện trách nhiệm đại biểu của nhân dân

chưa đến nơi, đến chốn do kiêm nhiệm các chức danh quan trọng trong các cơ

quan, tổ chức khác. Cho nên cần có số lượng và cơ cấu nhưđề xuất nêu trên thay vì là cơ cấu nhiều lãnh đạo như hiện nay. Cần coi trọng tiêu chuẩn đại biểu trên cơ sở cơ cấu, thành phần đểđảm bảo chất lượng đại biểu.

Ba là, phải tạo niềm tin của cử tri, nhân dân về tính dân chủ, khoa học, khách quan, công bằng và trung thực của bầu cử. Tỉ lệ cử tri đi bầu cao nhưng cử

tri không quan tâm đến việc lựa chọn bầu cho ai hoặc được chỉ dẫn phải bầu cho người này, người khác đều là không đúng và không công bằng; và một người bầu hộ nhiều người là thực tế trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội

đồng nhân dân hiện nay. Điều này có nguyên nhân là cách thức tổ chức bầu cử

khiến người dân "cảm thấy" hình thức nên "đến cho có mặt" "bầu cho xong" chưa kể nhận thức "gạch từ dưới lên" của một bộ phận không nhỏ nhân dân. Vì thế, để phát huy thực chất quyền công dân trong việc trực tiếp bầu ra người đại diện của mình thì cần phải đổi mới phương thức bầu cử cho thật sự dân chủ. Nên tổ chức cơ quan bầu cửđộc lập để tránh tình trạng "mình tổ chức cho mình" dễ

dẫn đến thiếu trung thực, khách quan. Mặt khác, phải quy định chặt chẽ hơn về

vận động bầu cử, về thực hiện bầu cửđể nâng cao tinh thần trách nhiệm của cả ứng cử viên đại biểu và cử tri để bầu cử đảm bảo thực chất hơn, hạn chế được những biểu hiện hình thức và vi phạm nêu trên.

Bốn là, nhân dân có quyền bầu cử thì nhân dân có quyền bãi nhiệm. Vấn

đề bãi nhiệm đại biểu dân cửđược quy định tại khoản 2, Điều 7, Hiến pháp năm 2013 nhưng chưa được pháp luật quy định, hướng dẫn việc thực hiện. Vì vậy, cần sớm ban hành văn bản pháp luật riêng về chếđộ bãi nhiệm đại biểu dân cử, trong đó quy định rõ vềđiều kiện, trình tự, thủ tục bãi nhiệm để việc thực hiện

được rõ ràng, thuận tiện. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với các đại biểu dân bầu theo định kỳở Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và cho phép các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc cơ quan độc lập lấy ý kiến của nhân dân (thăm dò dư luận) về mức độ tín nhiệm của các đại biểu dân bầu kết hợp với cơ chế bãi nhiệm khi đại biểu không đạt chỉ số tín nhiệm. Các

nội dung trên đòi hỏi phải có cách thức thực hiện trung thực, dân chủ, khách quan và công khai, minh bạch.

Năm là, cần mở rộng phạm vi các chức danh được thành lập bằng con

đường bầu cử để phát huy hơn nữa quyền thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân. Trong tương lai nên thiết lập cơ chế nhân dân trực tiếp bầu ra nguyên thủ

quốc gia và cần phải có nhiều ứng cử viên được Đảng tín nhiệm giới thiệu ra tranh cử. Có như vậy, ý Đảng và lòng Dân mới thực sự thống nhất, bầu cử mới

đúng nghĩa cạnh tranh lành mạnh, sự lựa chọn của nhân dân mới thực sự chính xác và người được bầu để đảm nhiệm chức vụ nhà nước càng thêm phần chính

đáng, trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Trước mắt, cần nghiên cứu thực hiện việc dân bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện...

- Xây dựng Luật về trưng cầu ý dân và Luật tham vấn ý kiến nhân dân

+ Trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất của nhân dân.

Đây là vấn đề được quy định từ Hiến pháp năm 1946 và các bản Hiến pháp sau

đó. Việc thể chế hóa quy định trên của Hiến pháp năm 2013 bằng Luật trưng cầu ý dân trong bối cảnh hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thông qua trưng cầu ý dân, nhà nước nắm được nhu cầu, quan điểm của nhân dân, để nhân dân quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan đến sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển của đất nước. Tuy nhiên, theo Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội có quyền "quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước" (Điều 69). Vậy, vấn đề còn lại hay vấn đề gì quan trọng hơn cần hoặc phải trưng cầu ý dân? Và trưng cầu ý dân hiện nay quy định trong Hiến pháp là thực hiện ở phạm vi cả

nước, còn ở cấp địa phương thì có tổ chức trưng cầu ý dân hay chỉ là lấy ý kiến nhân dân? Hiến pháp năm 2013 quy định chủ thể quyết định và tổ chức trưng cầu ý dân là Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội do đó, Luật trưng cầu ý dân chỉ cần xác định những việc và phạm vi phải trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, Luật cần quy định cụ thể cách thức tổ chức thực hiện, bao gồm: trình tự, thủ tục, nội dung, hình thức tuyên truyền; mục đích, yêu cầu của việc thực hiện; quy định về tỉ lệ người dân tham gia biểu quyết, công khai kết quả biểu quyết, sử dụng kết

quả biểu quyết (nên quy định kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực ngay khi công bố và bắt buộc phải thực hiện) và quy định trách nhiệm cũng như chế tài đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức để xảy ra sai sót, vi phạm. Trách nhiệm của công dân trong việc chấp hành luật và tham gia biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân hoặc lấy ý kiến nhân dân. Việc xây dựng, ban hành Luật trưng cầu ý dân sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý để hiện thực hoá quy định của Hiến pháp năm 2013 về dân chủ trực tiếp nhằm mở rộng hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và đồng thuận xã hội, xây dựng đất nước dân chủ, pháp quyền và giàu mạnh.

+ Bên cạnh việc xây dựng ban hành Luật trưng cầu ý dân, cần nghiên cứu xây dựng Luật tham vấn ý kiến nhân dân để phát huy toàn diện hơn nữa quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, nhất là ở cấp địa phương. Luật tham vấn ý kiến nhân dân có ý nghĩa là một công cụ pháp lý để người dân được tham gia vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình và có niềm tin, hành động cụ

thể tác động đến việc hoạch định, quyết định các chính sách của nhà nước. Đồng thời đó là một cách thức để nhà nước thâu nhận ý kiến của nhân dân trong việc ban hành các quyết định và thực hiện các quyết định đó một cách đầy đủ, toàn diện nhất. Vì vậy, tham vấn ý kiến nhân dân càng rộng rãi, càng nhiều vấn đề thì việc quyết định chính sách, pháp luật càng chặt chẽ, xác đáng. Không chỉ giới hạn tham vấn ý kiến nhân dân khi xây dựng chính sách, pháp luật hay trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng mà cần tham vấn ý kiến nhân dân về cả quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật để bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật. Do đó, việc xây dựng Luật tham vấn ý kiến của nhân dân cần chú ý đến một số yếu tố cụ thể là: Chủ thểđề xuất tham vấn là các cơ quan nhà nước ở

mọi cấp và mọi lĩnh vực. Đối tượng tham vấn là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân công dân, các nhà khoa học, các nhân sĩ trí thức, các chuyên gia… Nội dung tham vấn là các dự kiến chủ

trương, đường lối, chính sách, pháp luật trên mọi phương diện của hoạt động quyền lực nhà nước có liên quan đến nhân dân và việc thực hiện các chính sách, pháp luật ở phạm vi cả nước và địa phương. Phương thức tham vấn ý

kiến nhân dân cần được quy định khoa học, đa dạng để thuận tiện cho việc thực hiện và đem lại kết quả xác đáng.

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Ban hành các quy định, hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo năm 2012, trong đó cần có những bảo đảm cụ thểđể người dân dám khiếu nại, tố

cáo những việc làm sai trái của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Hoàn thiện các quy định về: bảo vệ bí mật, bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người khiếu nại, tố

cáo; khen thưởng người khiếu nại, tố cáo đúng; xử lý người vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo; thiết lập đường dây nóng, chấp nhận các hình thức tin báo, đơn thư nặc danh; giải quyết khiếu nại, tố cáo do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển

đến... Cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc đôn đốc, giám sát các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Xây dựng, ban hành Luật tiếp cận thông tin hay về tự do thông tin

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân đã

được Hiến pháp năm 2013 quy định. Vì vậy, cần phải được thể chế hóa quy định của Hiến pháp thành Luật tiếp cận thông tin hay về tự do thông tin để nhân dân có thể thực thi được quyền của mình trên thực tế. Luật này cần quy định rõ các loại thông tin cần phải được công khai, chỉ trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh. Người dân có quyền được tiếp cận tất cả các loại thông tin mà luật quy

định, các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin đầy đủ theo yêu cầu của người dân mà không được phép ngăn cản, hạn chế vì bất kỳ lý do nào. Quy định về quy trình, thủ tục mà người dân cần thực hiện để tiếp cận thông tin cần tìm kiếm cần phải đơn giản, thuận tiện. Mọi vi phạm quyền công dân về quy định này tùy theo mức độ phải có chế tài nghiêm khắc để xử lý. Điều này, giúp người dân thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn và nhà nước cũng phải công khai, minh bạch hơn. Sự ra đời của Luật này sẽ tăng cường vai trò của nhân dân, các tổ chức đại diện nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng trong kiểm soát

quyền lực nhà nước, mặt khác góp phần nâng cao trách nhiệm công khai, minh bạch của các cơ quan công quyền.

- Hoàn thiện thể chế về các phương tiện truyền thông đại chúng

Để các phương tiện truyền thông đại chúng phát huy hơn nữa vai trò của mình trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp như sau:

+ Cần ban hành các thể chế theo hướng thừa nhận mô hình báo chí, xuất bản do tư nhân sở hữu nhằm tạo ra không khí tự do, dân chủ trong hoạt động báo chí, xuất bản. Hoàn thiện các thể chế pháp luật để bảo đảm tính độc lập, khách quan, trung thực của các phương tiện truyền thông đại chúng, ngăn ngừa được các biểu hiện lợi dụng tự do, dân chủ để chống phá nhà nước và chế độ. Ban hành chính sách từng bước xã hội hóa các phương tiện truyền thông đại chúng

để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tránh được việc phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên dễ "xuôi chiều", “dè chừng”, "nể nang" khiến việc đưa tin, nhất là những thông tin có tính chất nhạy cảm, liên quan đến cơ quan, cá nhân có chức vụ, thẩm quyền cao trở thành "vùng cấm".

+ Ban hành các quy định pháp luật đủ mạnh để xử lý nghiêm khắc đối với các cơ quan, công chức nhà nước vi phạm Luật báo chí; thiết lập cơ chế bảo vệ

và khen thưởng những cá nhân, đơn vịđã dũng cảm đấu tranh với những sai trái của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước nhằm đưa sự việc ra ánh sáng để công luận được biết, tránh cho họ khỏi bị trả thù, trù dập. Đồng thời để hạn chế tình trạng "nhũng nhiễu" hoặc đưa tin, bài theo kiểu "phong bì chỉ huy" thì cần xây dựng cơ chế buộc nhà báo cũng phải chịu trách nhiệm bằng những chế tài nghiêm khắc nếu vi phạm quy tắc nghề nghiệp, đạo đức nhà báo.

+ Cần có chính sách cụ thểđể đẩy mạnh hơn nữa vai trò các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao dân trí và giáo dục pháp luật. Đảm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 130 - 138)