Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước tuy có vị trí, vai trò khác nhau nhưng luôn có mối quan hệ mật thiết, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau quyết định hiệu quả hoạt động của toàn bộ cơ chế. Mỗi một bộ phận (yếu tố) của cơ chế được xác định một cách chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối trong hoạt
động của mình. Mỗi yếu tố của cơ chếđảm trách một chức năng, nhiệm vụ khác nhau tạo nên tính đa dạng trong thống nhất của cơ chế. Trong đó, mỗi bộ phận, chi tiết của cơ chế lại có thể đảm trách một hay nhiều vai trò tuỳ thuộc vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu lực, hiệu quả thì cần xác định và tổ chức một cách khoa học, chính xác, khả thi ngay từ các chi tiết của từng bộ phận trong cơ chế. Mức độđồng bộ, chặt chẽ của cơ chế càng cao thì hoạt động của cơ chế càng bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.
Yếu tố thể chế có vai trò then chốt, là cơ sở, căn cứ pháp lý chi phối việc hình thành các thiết chế và xác lập các khả năng, điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện và hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có mối liên hệ mật thiết, phụ thuộc và chịu sự chi phối, quyết định của thể chế
chính trị, pháp lý. Do đó, khi thể chế chính trị, thể chế pháp lý có sự thay đổi thì thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cũng phải thay đổi theo. Sự thay đổi của thể chế kéo theo sự thay đổi của hệ thống thiết chế
tiêu cực. Hướng tích cực đòi hỏi phải hoàn thiện và dân chủ hoá nội dung các thể
chế, tạo điều kiện để các yếu tố thiết chế và bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế- xã hội được phát triển tương ứng, phù hợp giúp toàn bộ cơ chế hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Hướng tiêu cực là thể chế không chịu đổi mới phù hợp với xu thế
phát triển dân chủ, pháp quyền, không mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trì trệ, bảo thủ thì các yếu tố về thiết chế và bảo đảm không có điều kiện hoàn thiện và hoạt động tốt, kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ trở nên hình thức, kém hiệu quả. Mặt khác, thể chế là yếu tốđảm bảo cho các thiết chếđược tổ chức và hoạt động đúng pháp luật, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
được nhịp nhàng, thống nhất, hướng đích và đạt được kết quả. Như vậy, một thể
chế chính trị dân chủ, tiến bộ và pháp quyền chính là một trong những bảo đảm
để thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả.
Yếu tố thiết chế có vai trò hiện thực hoá quy định của thể chế bằng thiết lập cấu trúc tổ chức và hoạt động tương ứng với cấu trúc hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước trên cơ sở quy định của pháp luật. Các thiết chế vận hành, hoạt
động trong khuôn khổ thể chế xác lập và luôn có xu thế phát triển, mở rộng ra ngoài thể chế khiến thể chế chỉ có tính ổn định tương đối. Các thiết chế của cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có thể là một trật tự pháp lý, một trật tựđiều lệ hay hỗn hợp, đó còn là các tổ chức và các hình thức dân chủ
khác của nhân dân và mang tính nhân dân, xã hội tác động thường xuyên vào hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước. Các thiết chế hoạt động, tương tác với nhau tác động trực tiếp đến quyền lực nhà nước và chỉ có hiệu quả khi có các điều kiện bảo đảm tương ứng, do đó thiết chế có tác
động trở lại trong việc hoàn thiện thể chế và các bảo đảm cho cơ chế hoạt động. Yếu tố bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội cho cơ chế hoạt động có vai trò làm căn cứ cho việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, là nguồn lực để các thiết chế duy trì bộ máy và tổ chức hoạt động, đồng thời là cơ sở và điều kiện để
thiết lập, vận hành toàn bộ cơ chế nhằm đạt được mục đích kiểm soát quyền lực nhà nước. Không có các bảo đảm thì thể chế chỉ tồn tại trên văn bản và thiết chế
chỉ hoạt động trên lý thuyết. Các bảo đảm là nhân tốđể hiện thực hoá quy định của thể chế, hiệu quả hoá hoạt động của thiết chế và ngược lại thể chế, thiết chế
lại có vai trò tác động, quy định và làm cho các bảo đảm ngày càng hoàn thiện,
đầy đủ hơn tạo điều kiện để toàn bộ cơ chếđược vận hành, hoạt động đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Với quan điểm duy vật biện chứng, việc hoàn thiện cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cần phải chú ý đến xây dựng và hoàn thiện cả ba yếu tố trên đồng thời tạo điều kiện để các yếu tố có mối liên hệ, tác động tích cực, phù hợp với nhau trong toàn bộ cơ chế.