Các yếu tốc ấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 36)

hành có hiệu quả trong môi trường dân chủ, pháp quyền của đất nước và trên cơ

sở nguyên tắc công khai, minh bạch của nhà nước. Vì thế, dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ XHCN ngày càng được tăng cường thì cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng có hiệu lực và hiệu quả.

Thứ năm, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với cơ

chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự khác nhau về chủ thể, nội dung, phạm vi, hình thức, phương pháp, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý nhưng có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một cơ chế pháp lý tổng thể với cùng một mục

đích bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân.

2.1.2. Các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

2.1.2.1. Các yếu t cu thành cơ chế pháp lý nhân dân kim soát quyn lc nhà nước lc nhà nước

Như khái niệm đã viết ở trên, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu thành bởi các yếu tố sau:

* Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Thể chế là yếu tố đầu tiên cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế (Institution) là phạm trù khoa học pháp lý, được coi là sự quy định, đặt ra luật lệ. Đại từđiển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì “thể chế" được giải nghĩa là: "những quy định, luật lệ của một chếđộ xã hội" [154, tr.132]. Theo Từđiển Luật học thì thể chế được coi là: "Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo (nói tổng quát). Hệ

thống các định chế hợp thành một tổng thể các chếđộ nhà nước, hình thức tổ chức nhà nước, các chế độ lập pháp, hành pháp, tư pháp" [130, tr.703]. Như vậy, thể

chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là tổng thể

các quy phạm pháp luật xác lập những quyền, khả năng, phương thức và các điều kiện bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.

Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm: Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật như: các bộ luật, đạo luật, nghị quyết, nghị định, thông tư... có nội dung quy định về vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý

để nhân dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế dân chủ ở cơ sở thực hiện quyền năng kiểm soát

đối với toàn bộ hoạt động quyền lực nhà nước, bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp, đối với cả trung ương và địa phương, đối với cả tổ chức và cá nhân trong bộ máy nhà nước. Trong hệ thống thể chế thì hiến pháp là thể chế gốc, căn bản, có vai trò định khung, định hướng và tạo lập nguyên tắc cơ bản làm căn cứ

cho hệ thống pháp luật được ban hành đồng bộ, thống nhất, khả thi, có hiệu lực và hiệu quả. Hệ thống pháp luật bao gồm các ngành luật, các chếđịnh pháp luật, các quy phạm pháp luật là những bộ phận của hệ thống thể chế của cơ chế.

Như vậy, thể chế là yếu tố cơ bản tạo lập nên cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát kiểm soát quyền lực nhà nước. Các thể chế tiến bộ, ưu việt đến đâu thì cơ chếđó cũng tiến bộ, ưu việt và hiệu quả đến đó. Không có một thể chế tiến bộ, khoa học thì sẽ không có một cơ chế tương ứng đảm trách nhiệm vụ kiểm soát quyền lực nhà nước một cách thực chất, hiệu quả. Vì vậy, cơ chế kiểm soát

quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng trước hết phải do các thể chế chính trị, pháp lý quy định.

* Thiết chếcủa cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Thiết chế là hệ thống tổ chức bộ máy, quy chế, chương trình hành động

được thiết lập trên cơ sở quy định của pháp luật để thực hiện một hoạt động nào

đó trong xã hội. Thiết chế tổ chức nhà nước có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, có vai trò củng cố, bảo vệ chế độ, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, vì thế thiết chế tổ chức bộ

máy nhà nước có ý nghĩa sống còn với bất cứ một chếđộ chính trị, xã hội nào. Nhà nước là một thiết chế rộng lớn và phức tạp ở đó bao gồm một hệ thống tổ

chức bộ máy rộng khắp, một hệ thống chếđịnh pháp luật phục vụ cho quản lý xã hội, một hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng với một hệ thống kiến trúc thượng tầng và một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhân viên đông đảo… Thiết chếđó đầy đủ hay khiếm khuyết, tích cực hay hạn chế phụ thuộc nhiều vào thể

chế quy định, trong đó thể chế về tổ chức có vai trò chi phối. Như vậy, thiết chế

của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là các tổ chức

được hình thành và hoạt động trên cơ sở quy định của hiến pháp và pháp luật để

nhân dân thông qua đó thực hiện quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước. Hệ thống thiết chế đó ở nước ta bao gồm: tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Công

đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam); các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp (Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Liên hiệp Hội các hội khoa học kỹ thuật, Liên hiệp Hội các hội văn học nghệ thuật, Hội Người mù...) các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn; báo nói: đài phát thanh; báo hình: đài truyền hình; báo điện tử: được thực hiện trên mạng internet, bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài), các thiết chế dân chủ ở cơ sở (ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tập thể lao động) đi cùng với tổ chức bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp và pháp luật quy định để kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước, bao gồm: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đối với cảở trung ương và địa phương; cơ

quan và cá nhân người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Các thiết chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được tổ chức theo chiều dọc từ trung ương đến

địa phương, tổ chức theo chiều ngang tương ứng với cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các thiết chếđồng thời là các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước, có mối quan hệ phụ thuộc hay bình đẳng với nhau tùy thuộc vào địa vị chính trị, pháp lý quy định, do đó có vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đối tượng khác nhau nhưng đều là bộ phận cấu thành của cơ

chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.

Tính hiệu quả của mỗi thiết chếđược xác định thông qua việc thiết kế các yếu tố, tổ chức, bộ phận có bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ hay không. Ngoài yếu tố đó, các thiết chế phải đảm bảo năng lực chủ thể, năng lực

đại diện, năng lực tham gia, năng lực thực hiện; các bộ phận của cơ chế phải có mối liên hệ, tác động, phối hợp chặt chẽ với nhau, tránh trùng chéo, mâu thuẫn

đồng thời phải có các bảo đảm tương ứng để các thiết chế vận hành đồng bộ, thống nhất và thông suốt. Hệ thống thiết chếđầy đủ, chặt chẽ, tổ chức khoa học là cơ sở để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước hoạt động có hiệu lực và tránh được các biểu hiện chung chung, hình thức, kém hiệu quả.

* Những bảo đảm về chính trị, pháp lý, kinh tế- xã hội của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành thông suốt, hiệu quả cần phải có các bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội sau đây:

Một là, môi trường dân chủ và pháp quyền của đất nước là bảo đảm hàng

đầu để hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời để cơ chếđó hoạt động có hiệu quả trên thực tế. Môi trường dân chủ trước hết là một thể chế chính trị dân chủ, cởi mở, ởđó quyền con người, quyền công dân được luật ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Chính phủ được thành lập bởi nhân dân, quyền lực tối cao được trao cho nhân

dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một phương thức bầu cử tự do. Đó là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc, các thông lệ và các thủ tục được luật hoá, thể chế hóa bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Như vậy, từ góc độ pháp luật thì một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế ngự của pháp luật, của nhân dân trong mọi trường hợp. Nhà nước chịu sự kiểm soát của nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân, nhà nước đó mới thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong nhà nước pháp quyền, không một ai có quyền cao hơn luật, khi luật được xây dựng bởi chính người dân, những người phải phục tùng luật, thì khi đó cả luật và dân chủ sẽ cùng được thực thi, nhân dân có

điều kiện thực hiện quyền năng chủ thể tối cao đối với quyền lực nhà nước một cách thuận lợi, hữu hiệu nhất. Không có dân chủ và pháp quyền thì cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước không thể vận hành, hoạt động hiệu quảđược.

Hai là, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật là một trong những bảo đảm quan trọng để nhân dân có thể tự mình thực hiện được quyền của mình. Trình độ

dân trí là khái niệm để chỉ về trình độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của một cộng đồng hay nhóm dân cưở một phạm vi nhất định. Pháp luật đầy đủ, cơ chế hoàn thiện, quyền năng rõ ràng mà trình độ nhận thức và hành động của người dân hạn chế thì việc bảo đảm cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ kém khả thi hoặc nặng về hình thức, ít hiệu quả. Trình độ dân trí có ý nghĩa thúc đẩy phát triển dân chủ, phát triển xã hội và tạo lập ý thức, thói quen, khả năng, kỹ thuật hành xử theo pháp luật. Nói cách khác dân trí là điều kiện để pháp luật được hiện thực hóa đầy đủ vào đời sống xã hội làm cho xã hội dân chủ, bình đẳng và thực sự pháp quyền. Vì vậy, trình độ dân trí là bảo đảm để

thực hiện dân quyền của một xã hội dân chủ và pháp quyền. Trình độ dân trí phát triển dựa trên nền tảng dân sinh, thể hiện trình độ quản lý và phát triển của nhà nước. Trình độ dân trí của xã hội càng cao thì dân chủ càng được mở rộng,

sự tha hóa của quyền lực nhà nước càng bị thu hẹp, thông tin càng được bình

đẳng, đầy đủ, chính xác và chọn lọc giúp cho tính tự quản và tính kiểm soát của xã hội, của nhân dân đối với nhà nước càng được thể hiện rõ nét, sâu sắc hơn. Phát triển, nâng cao mặt bằng dân trí chính là một trong những bảo đảm để hoàn thiện và vận hành có hiệu quả cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta.

Ba là,điều kiện kinh tế xã hội có vai trò bảo đảm để xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.

Điều kiện kinh tế chính là tình trạng của nền kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực, nó là cơ sở trong việc phát triển dân trí, dân chủ, dân quyền và là điều kiện

để các thiết chế, chủ thể có khả năng tiếp cận bình đẳng đối với nhà nước trong quan hệ pháp luật. Mặt khác, ở Việt Nam phần lớn các thiết chế xã hội được thành lập do sáng kiến của nhà nước, nhiều tổ chức có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước được coi là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Các tổ chức này duy trì bộ máy và hoạt động hầu hết dựa vào ngân sách nhà nước hoặc được nhận sự tài trợ, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Cho nên điều kiện kinh tế chính là bảo đảm về nguồn lực vật chất cho các thiết chế tồn tại, phát triển tổ chức và hoạt động của mình. Ngoài ra, đảm bảo điều kiện kinh tế xã hội phát triển chính là bảo đảm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, làm cho nhân dân có thể khai thác, sử dụng đầy đủ các quyền năng của mình để kiểm soát quyền lực nhà nước. Một khi đời sống nhân dân khó khăn thì nhất định ảnh hưởng đến khả năng, năng lực làm chủ của nhân dân. Là cơ sở hạ tầng của kiến trúc thượng tầng tương ứng, điều kiện kinh tế xã hội có vai trò quan trọng trong tổ chức thiết kế, thiết lập tổ chức, mô hình, hoạt động nhà nước và đi liền với đó là cấu trúc cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng. Không tôn trọng và bảo đảm điều kiện này thì việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có thể trở nên duy ý chí và việc vận hành, hoạt động cơ chế trở nên hình thức, kém hiệu quả.

Ngoài các điều kiện nói trên, các yếu tố về lịch sử, dân tộc, văn hóa, đạo

đức, tôn giáo, phong tục, tập quán cũng có vai trò nhất định tác động, ảnh hưởng

đến từng bộ phận hay toàn thể cơ chế. Sự phù hợp đó có ý nghĩa tạo ra sựđồng bộ, thống nhất giữa thể chế và thiết chế, giữa nội dung, phương thức và các điều kiện bảo đảm để tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

2.1.2.2. Mi quan h gia các yếu t cu thành cơ chế pháp lý nhân dân kim soát quyn lc nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 36)