lãnh đạo của Đảng, là tổ chức thành viên chủ yếu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như: Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. Điều 9, Hiến pháp năm 2013 quy định:
Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam… đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [106, tr.12].
Theo Hiến pháp năm 2013 thì quan hệ giữa các tổ chức chính trị- xã hội và nhà nước là "quan hệ hợp tác, phối hợp", có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, hội viên, người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên nhà nước… Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội được hiến pháp, pháp luật quy định tương đối hệ thống, chặt chẽ, là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho hoạt động kiểm soát bên trong của bộ máy nhà nước, là những bộ phận cấu thành cơ bản trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam.
(1) Công đoàn Việt Nam vừa hoạt động theo hiến pháp, pháp luật vừa hoạt
động theo Điều lệ công đoàn Việt Nam, có hệ thống tổ chức, bao gồm: Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam; Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố); Liên đoàn lao động quận, huyện; Công đoàn ngành; công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, với hơn 7,9 triệu đoàn viên và 114.000 Công đoàn cơ sở. Với số lượng đoàn viên đông đảo và hệ thống tổ chức chặt chẽ, rộng khắp, Công đoàn là một thiết chế quan trọng của giai cấp công nhân, người lao động trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Hoạt động của Công đoàn Việt Nam bao gồm: Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua các quy định của pháp luật. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế bằng việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, tiền công, các chính sách về bảo hiểm cho người lao động. Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động; tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan. Chủ tịch Công đoàn các cấp có quyền, có trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, hội nghị của các cơ
quan, tổ chức khi bàn, quyết định những vấn đề liên quan. Tham gia, phối hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp việc thực hiện chếđộ, chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm...
Tuy nhiên, kinh phí, cơ sở vật chất của bộ máy Công đoàn cơ bản phụ
thuộc vào nhà nước và chủ doanh nghiệp cho nên tính độc lập, khách quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Công tác cán bộ Công đoàn hầu hết là do "chỉđạo" "sắp xếp" của tổ chức chính trị hoặc của chủ doanh nghiệp nên tính đại diện cho người lao động không cao. Một số quy định về quyền và trách nhiệm của Công đoàn còn thiếu các yếu tố bảo đảm về mặt pháp lý nên còn ít hiệu lực trong thực tế...
(2) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với tính chất là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng có hệ thống tổ chức bộ máy rộng khắp từ trung ương đến cơ sở với hơn 6 triệu đoàn viên và gần 7 triệu hội viên Hội liên hiệp thanh niên. Cùng với các thành viên của Mặt trận, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia vào việc xây dựng các chính sách, pháp luật và giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp luật, điều lệ và quy chế
Tuy nhiên, trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước thì vai trò của
Đoàn còn chưa rõ, kết quảđạt được không nhiều, nhất là việc kiến nghị xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Luật thanh niên do Đoàn soạn thảo và trình Quốc hội thông qua chỉ mới dừng ở kêu gọi, khuyến khích chứ chưa có quy định, chế tài cụ thể nên ít hiệu lực trên thực tế. Pháp luật tạo điều kiện để tổ chức Đoàn và đoàn viên tham gia quản lý nhà nước và xã hội còn chưa đầy đủ nên việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong thực tế có nhiều mặt còn hạn chế.
(3) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội của phụ nữ
Việt Nam, có vị trí, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của hiến pháp, pháp luật và điều lệ. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có hệ thống tổ chức gồm 4 cấp: cấp Trung ương; tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương; huyện/quận/thị xã/thành phố
thuộc tỉnh và cấp tương đương; xã/phường/thị trấn và tương đương, ở cơ sở có các tổđược hình thành theo địa bàn dân cư. Với lực lượng chiếm trên 50% dân số và gần 15 triệu hội viên, Hội phụ nữ Việt Nam là một thiết chế rộng lớn, quan trọng của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Trong những năm qua, Hội phụ nữ Việt Nam đã tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới; thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các chính sách, pháp luật đối với phụ nữ, gia đình, trẻ em; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, công chức, viên chức theo pháp luật; tham gia giám sát các cơ quan, tổ chức việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới; đề xuất với nhà nước giải pháp thực hiện các chính sách, pháp luật về phụ nữ; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ khi bị vi phạm; tổ chức giám sát việc thực hiện một số chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp tới phụ nữ, bình đẳng giới và an sinh xã hội. Tham gia tích cực vào hoạt động tư vấn pháp luật lưu động; tổ hòa giải ở cơ sở, cùng các cơ quan nhà nước nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách đối với lao động nữ và cán bộ nữ: điều chỉnh tuổi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, sửa đổi tuổi nghỉ hưu, độ tuổi quy hoạch, đề bạt nhằm phát huy sựđóng góp của phụ nữ và tạo cơ hội phát triển cho cán bộ nữ. Ngoài ra,
Hội phụ nữ còn thực hiện có hiệu quả việc tập hợp ý kiến của phụ nữ và tiếp nhận
đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật… Trên cơ sở thực hiện chức năng tham gia quản lý nhà nước nêu trên, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đoàn kết các lực lượng phụ nữ, các cấp hội trong cả nước tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia xây dựng Đảng, nhà nước, Mặt trận và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, chất lượng tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp Hội chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Luật bình đẳng giới do Hội phụ nữ Việt Nam tham gia soạn thảo thiếu chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới; chính sách khuyến khích chủ doanh nghiệp sử dụng lao động nữ không được thi hành. Công tác giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ, trẻ em còn yếu; nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi của phụ nữ chưa được xử lý kịp thời; công tác phối hợp với các ngành, các tổ chức có liên quan trong việc tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo đảm quyền lợi chính đáng cho phụ nữ còn hạn chế...
(4) Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, lực lượng lao động đông đảo nhất của đất nước. Hội nông dân được tổ chức theo 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã có trên 7,4 triệu hội viên với gần 90000 chi hội. Thực hiện chức năng tham gia quản lý nhà nước, Hội nông dân Việt Nam đã tham gia giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia xây dựng các chính sách: Bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường; chính sách kinh doanh, xuất khẩu gạo... sửa đổi các thủ tục cho vay vốn theo Quyết định 497/QĐ-TTg, ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở
khu vực nông thôn; bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng theo Nghị định số 41/NĐ- CP, ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung, chỉnh sửa Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 4/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đề xuất có cơ chế,
chính sách đặc thù giúp ngư dân bám biển sản xuất và bảo vệđộc lập chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Đặc biệt, Trung ương Hội và các cấp Hội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật Hợp tác xã, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Hội nắm bắt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của nông dân, tích cực chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác... theo quy định của hiến pháp, pháp luật và điều lệ.
Phát huy dân chủ trực tiếp, dân chủđại diện, vai trò giám sát và phản biện xã hội, các cấp Hội đã tích cực triển khai, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Duy trì tốt việc tiếp dân, gắn với tuyên truyền pháp luật cho hội viên, nông dân theo Chỉ thị 26/2001/CT-TTg ngày 9/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại tố
cáo của công dân. Phối hợp với các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể hòa giải thành hàng vạn vụ mâu thuẫn ngay tại cơ sở, tiếp nhận và tham gia giải quyết hàng nghìn đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của hội viên, nông dân. Đề nghị Hiệp hội lương thực và Công ty Lương thực miền Nam về
giải pháp bảo đảm quyền lợi cho nông dân trong xuất khẩu gạo. Ra văn bản gửi
Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phốđề nghị xử lý sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo trong dịp tết; ra văn bản kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Công ty Vedan Việt Nam gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại cho nông dân. Kịp thời đề nghị Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam có ý kiến với Chính phủ Lào và Ủy ban sông Mê Kông quốc tế về việc xây dựng thủy điện trên sông Mê Kông ảnh hưởng tới môi trường và sinh kế của người dân sống dọc bờ sông Mê Kông; kiến nghị với Đảng, Nhà nước có giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ người dân đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động của Hội trong việc tham gia quản lý nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước còn có những hạn chế đó là: trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ một số tổ chức Hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Phương thức hoạt động một số nơi chậm đổi mới, còn mang tính hành chính, hình thức, kém hiệu quả. Năng lực cán bộ tham gia xây dựng và phản biện chính sách còn nhiều hạn chế, chưa làm tốt chức năng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nông dân.
(5) Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, có chức năng "đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh… tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước" (Điều 2, Điều lệ Hội cựu chiến binh Việt Nam thông qua ngày 19/12/2012).
Hội có hệ thống tổ chức 4 cấp từ trung ương đến cấp xã và tương đương với gần 1,6 triệu hội viên/2,6 triệu cựu chiến binh và trên 1,1 triệu cựu quân nhân sinh hoạt trong 16.000 tổ chức Hội ở cơ sở. Trong những năm qua, Hội cựu chiến binh các cấp đã tích cực, chủđộng tham gia quản lý nhà nước như: tổ chức động viên hội viên thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Tham gia vào việc xây dựng hoàn thiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước như: xây dựng Pháp lệnh cựu chiến binh, Luật người có công, các chính sách sau chiến tranh. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện và giám sát việc thực hiện chếđộ, chính sách đối với Cựu chiến binh; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và cựu chiến binh. Tổ chức cho cựu chiến binh tham gia góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai; kiến nghịđến các cơ quan thẩm quyền giải quyết những vấn đề tồn tại, bất cập của chính sách, pháp luật… Với tổ chức và những hoạt động nêu trên, Hội cựu chiến binh Việt Nam đã thể hiện là một bộ phận quan trọng của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, Hội cựu chiến binh còn có những hạn chếđó là: hoạt động giám sát các cơ quan nhà nước trong
xây dựng, thực thi các chính sách sau chiến tranh còn thiếu chiều sâu; thực hiện phản biện dự thảo các chính sách, pháp luật có liên quan chưa được nhiều; việc
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên khi bị vi phạm chưa mạnh; việc phát hiện, đề xuất xử lý vi phạm các chính sách, pháp luật sau chiến tranh (thương binh giả, bệnh binh giả, hưởng chếđộ khác không đúng...) của các tổ chức, cá nhân còn chưa kịp thời...
- Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, bao gồm: Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp (các Hội và Liên hiệp Hội thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ