Phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 56)

quyền địa phương.

Thứ năm, nhân dân kiểm soát người thực thi quyền lực nhà nước

Về phương diện pháp lý, nhân dân thông qua cơ chế bầu cử và bãi miễn, bãi nhiệm đại biểu dân cử để lựa chọn người xứng đáng đảm nhiệm các công việc của nhà nước. Ngoài ra, hoạt động giám sát đối với đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước theo hiến pháp và pháp luật cũng là nội dung quan trọng của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Nội dung kiểm soát này toàn diện, rộng khắp, không loại trừ bất kỳ

ai, ở bất kỳ cương vị nào trong bộ máy nhà nước. Quy định lấy ý kiến nhân dân

đối với cán bộ, công chức, đảng viên nơi cư trú; lấy ý kiến cán bộ, nhân viên nơi công tác của người đảm trách chức vụ nhà nước; hoạt động tiếp xúc cử tri, báo cáo công tác trước cử tri, trả lời chất vấn trước cử tri của đại biểu dân cử... có vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực ngăn ngừa, phát hiện, chấn chỉnh các biểu hiện xa dân, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân và các biểu hiện tiêu cực khác, góp phần hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

2.2.2. Phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước quyền lực nhà nước

Phương thức là phương pháp, cách thức, quy trình, thủ tục dùng để tác

động đến đối tượng cần điều chỉnh. Phương thức vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam là những phương pháp, cách thức, quy trình, thủ tục do pháp luật quy định mà thông qua đó hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân được thực hiện thuận tiện, có hiệu lực và hiệu quả.

Phương thức nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước rất phong phú, đa dạng, được hiểu là toàn bộ các công cụ, phương tiện, phương pháp, cách thức do pháp luật quy định để sử dụng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quyền lực nhà nước, làm cho quyền lực nhà nước vận hành đúng hướng, đúng mục đích, không xâm phạm đến quyền làm chủ, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của

nhân dân. Địa vị pháp lý và quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước được hiến pháp, pháp luật ghi nhận, trong đó hình thức để nhân dân thực hiện cũng được xác lập phù hợp với vai trò, vị trí, tính chất, đặc điểm của mỗi chủ thể. Theo Hiến pháp năm 2013, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo các phương thức sau đây:

Một là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp do hiến pháp quy định. Nhân dân với tư cách là chủ thể, chủ nhân của quyền lực nhà nước, vì thế Hiến pháp có nhiều quy định về quyền của công dân có mục đích và nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước. Trước hết, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện quyền bầu cử theo nhiệm kỳ. Theo đó, bầu cử là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất để nhân dân thiết lập nên nhà nước bằng sự tín nhiệm của mình. Phương thức bầu cử càng dân chủ thì sự lựa chọn của nhân dân càng chính xác và quyền uy của nhà nước càng chính đáng. Chỉ khi có sự hợp pháp và chính đáng thì trách nhiệm, nghĩa vụ

giữa nhân dân và nhà nước mới được xác lập đầy đủ và chủ quyền nhà nước trong chếđộ dân chủ mới thực sự thuộc về nhân dân.

Bầu cử là phương thức buộc người thắng cử phải có trách nhiệm với nhân dân bầu ra mình. Bằng bầu cử mà nhân dân có quyền bày tỏ sự tín nhiệm của mình đối với người cầm quyền. Bầu cử chính là phương thức

để các công dân kiểm soát quyền lực nhà nước do mình ủy thác... Bầu cử

là một trong những cách thức buộc các quan chức nhà nước phải làm tròn nhiệm vụ và quyền hạn mà nhân dân giao cho [63, tr.170-171]. Cùng với quy định về bầu cử, các quy định về bãi nhiệm đại biểu dân bầu khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân là phương thức quan trọng của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam,

được các bản hiến pháp và các luật về tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, HĐND và UBND quy định.

Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước còn bằng việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân được hiến pháp, pháp luật ghi nhận như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu

tình, tham gia biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề của cơ sở, địa phương, cả nước và thực hiện quy chế dân chủở cơ sở…

Hình thức, phương pháp kiểm soát quyền lực nhà nước của các chủ thể

trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chủ yếu là hoạt

động giám sát và phản biện đối với việc xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật của nhà nước, biểu hiện cụ thể là: Công dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc kiến nghị, yêu cầu, tham gia ý kiến về

việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hai là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các tổ chức đại diện như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận. Hiến pháp năm 2013 đã xác lập vai trò và địa vị pháp lý của Mặt trận và các tổ chức thành viên chủ yếu của Mặt trận thực hiện chức năng, nhiệm vụ "đại diện, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân" [106, tr.11] "giám sát, phản biện xã hội" [106, tr.12]. Mặt trận và các tổ chức thành viên có chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức; cùng cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị

của nhân dân; tham gia Hội đồng tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp, giới thiệu bầu và cử Hội thẩm Tòa án nhân dân; tham dự các phiên họp của Chính phủ, UBND, các kỳ họp của Quốc hội, HĐND (Điều 101, 116, Hiến pháp năm 2013). Tổ chức các thiết chế dân chủở cơ sở giám sát các hoạt động đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi phục vụ dân sinh theo quy định của pháp luật.

Thông qua Công đoàn, nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ người lao động (Điều 10, Hiến pháp năm 2013).

Ba là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện quy chế dân chủở cơ sở thông qua cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Các thiết chế dân chủở cơ sở do nhân dân trực tiếp lập nên như: ban TTND, ban giám sát đầu tư cộng đồng, tập thể lao động để kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện các quy

định về thực hiện dân chủ và quy chế dân chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng kết hợp với thực hiện tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản, tiếp cận thông tin... là một phương thức quan trọng để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.

Năm là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo về các việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân" [106, tr.19] và "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật" [106, tr.19]. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được coi là quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành đã quy định khá toàn diện về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên tất cả các mặt hoạt động của cơ

quan nhà nước để nhân dân thực hiện.

Các phương thức nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nói trên được tiến hành theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Đây là cách thức để

nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đồng thời là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền của mình theo hiến pháp và pháp luật. Trình tự là việc sắp xếp những việc làm cụ thể theo thứ tự trước, sau. Thủ tục được hiểu là những bước cụ thể phải làm theo một trật tự nhất định. Trình tự, thủ tục trong cơ chế pháp lý

nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là những cách thức được quy định theo một trật tự cụ thể do luật định, qua đó nhân dân thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước một cách thuận tiện, hiệu quả. Việc luật hóa phương thức, trình tự, thủ tục có ý nghĩa pháp lý buộc cả chủ thể và đối tượng kiểm soát đều phải tuân thủ nghiêm túc, tránh việc tùy tiện, trùng chéo trong thực hiện.

Hậu quả pháp lý từ hoạt động nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là kết quảđạt được của mục đích nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Yếu tố này bảo

đảm để các đối tượng kiểm soát phải chịu trách nhiệm theo pháp luật về những bất cập, thiếu sót, khuyết điểm mà chủ thể kiểm soát nêu ra. Ví dụ như: “Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với tín nhiệm của Nhân dân” [106, tr.11]...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)