Hoàn thiện thể chế xây dựng và bảo vệ hiến pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 125 - 126)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

4.2.1.1.Hoàn thiện thể chế xây dựng và bảo vệ hiến pháp

Quy trình xây dựng hiến pháp dân chủ, tiến bộ là phải đảm bảo quy trình: Quốc hội đề xuất, soạn thảo dự thảo hiến pháp, thông qua hiến pháp còn toàn dân thực hiện việc thảo luận hiến pháp và biểu quyết trực tiếp về hiến pháp (phúc quyết hiến pháp). Quy trình xây dựng, ban hành hiến pháp quyết

định cơ chế bảo vệ hiến pháp. Khi thảo luận toàn dân và biểu quyết toàn dân về

hiến pháp thì đồng nghĩa nhân dân quy định việc bảo vệ hiến pháp. Điều 119, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế

bảo vệ Hiến pháp do luật định" [106, tr.63]. Vậy, luật định như thế nào là việc

đặt ra cần thực hiện trong thời gian tới. Theo tác giả, quy trình lập hiến và bảo hiến ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan điểm, đường lối chính trị

và quyết định chính trị cho nên muốn đổi mới và hoàn thiện cơ chế thì trước hết phải đổi mới quan điểm của Đảng về quy trình lập hiến và cơ chế bảo hiến. Cơ chế bảo hiến, suy đến cùng là thiết lập cơ quan tài phán hiến pháp độc lập, giao cho thiết chế này quyền giải thích hiến pháp và quyền tài phán hiến pháp. Trên cơ sở thể chế chính trị, pháp lý hiện tại "cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật quy định" [106, tr.63] thì luật đó phải xác lập được cơ chế bảo vệ hiến pháp thực sự khoa học, dân chủ thể hiện đầy đủ ý chí của nhân dân, phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại. Đồng thời, luật đó phải bảo đảm các chủ thể pháp luật có vị trí, chức năng, thẩm quyền độc lập để xử lý mọi hành vi vi hiến có hiệu quả. Ví dụ như Luật trưng cầu ý dân có thể trở thành một căn cứ, cơ sở để khởi nguồn quy trình lập pháp và cơ chế bảo vệ hiến pháp... Vì vậy, phải sớm luật hóa quy định này để làm rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và nhân dân trong việc bảo vệ Hiến pháp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 125 - 126)