Giải pháp hoàn thiện các thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 138 - 147)

- Nhân dân chủ thể trực tiếp kiểm soát quyền lực nhàn ước Nhân dân với tư cách là một chủ thể thống nhất, toàn dân và cá nhân công dân kiể m soát

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện các thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước

- Hoàn thiện thiết chếĐảng lãnh đạo

Hiện nay, bộ máy của Đảng được tổ chức song song với bộ máy hành chính của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đội ngũ cán bộ, đảng viên ngoài làm chuyên trách công tác đảng thì còn một bộ phận lớn làm việc trong các cơ

hội nghề nghiệp... Sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội do đó cần có tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

tương ứng là hợp lý. Tuy nhiên, việc thiết lập bộ máy như vậy khiến nhiều cơ

quan bị trùng về chức năng, nhiệm vụ (mặc dù được biện luận là lãnh đạo khác với hành chính, chuyên môn...). Ví dụ: Nhà nước có cơ quan Nội vụ thì Đảng có Ban tổ chức; nhà nước có Bộ (Sở, phòng) văn hoá, thông tin thì bên Đảng có Ban tuyên giáo... gây tốn kém, lãng phí về ngân sách và làm cho đội ngũ "ăn lương" trở nên đông đảo và bộ máy trở nên cồng kềnh. Cho nên cần thiết phải có sự sắp xếp thu gọn lại các cơ quan chuyên môn của Đảng; thực hiện nhất thể hoá các cơ quan của Đảng và nhà nước có cùng tính chất, chức năng, nhiệm vụ; thực hiện nhất thể hoá một số chức danh lãnh đạo của Đảng và nhà nước kể cả ở

Trung ương và cơ sở; thực hiện tinh giản biên chế, đổi mới công tác cán bộ, công tác tuyển dụng; rà soát, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

đảng kể cả Trung ương và địa phương theo hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ

thống chính trị theo hướng phân định rõ chức năng chính trị của Đảng và chức năng thực thi luật pháp của Nhà nước; chức năng cầm quyền và chức năng quản lý nhà nước; bảo đảm sự lãnh đạo và kiểm soát của Đảng toàn diện, cụ

thể đối với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đối với cơ quan lập pháp, cần lãnh đạo để có quy trình hoạt động lập pháp khoa học, dân chủ, kịp thời thể chế chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng và nội dung của Hiến pháp năm 2013 bằng các luật, pháp lệnh có chất lượng. Mặt khác, cần đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ nhân sự là những cán bộ, chuyên gia giỏi, đại biểu trí tuệ, có uy tín và tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện có hiệu quả hoạt động lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề trọng

đại của đất nước. Lãnh đạo việc xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đối với cơ quan hành pháp, cần hoàn thiện quy định về mối quan hệ công tác như: Quy định giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn các chức vụ

lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ. Tổ chức Ban Cán sựđảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành trực thuộc; xác định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của Ban Cán sựđảng Chính phủ, ban cán sựđảng các bộ, ngành. Quy định quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Ban Cán sự đảng Chính phủ, ban cán sựđảng các bộ, ngành. Quy định quan hệ công tác giữa Ban Cán sựđảng Chính phủ với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với ban cán sự đảng các bộ, ngành, cơ quan tư pháp; Đảng đoàn Quốc hội, Đảng

đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; với các ban

đảng, cấp uỷ đảng địa phương; giữa ban cán sự đảng bộ với lãnh đạo bộ, bộ

trưởng và đảng uỷ cơ quan bộ. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, cần lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; lãnh đạo xây dựng chính sách quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thống nhất công tác cán bộ nhưng có phân cấp, phân quyền hợp lý cho các cơ quan, tổ

chức sử dụng nhân sự...

Đối với cơ quan tư pháp, cần lãnh đạo việc xây dựng các luật về tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến hoạt động tư

pháp cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các nghị quyết về cải cách tư

pháp của Đảng. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc; quy định quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Ban cán sựđảng các cơ

quan tư pháp ở Trung ương; quan hệ công tác của Ban Cán sựđảng các cơ quan này với Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sựđảng Chính phủ, ban cán sựđảng các bộ, ngành, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các ban Trung ương Đảng, cấp uỷđịa phương và với tập thể lãnh đạo, đảng uỷ cơ quan... Kiện toàn Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao và Ban Cán sựđảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trực thuộc Ban Bí thưđể tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu đề ra. Tiếp tục hoàn thiện chế độ làm việc của bộ máy lãnh đạo các cấp của

Đảng theo hướng phân rõ thẩm quyền, trách nhiệm, mở rộng dân chủđi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Quy hoạch chức danh lãnh đạo các cấp của Đảng đảm bảo dân chủ, khách quan, trung thực và có chất lượng. Hoàn thiện các quy chế, quy

định về quy trình, mối quan hệ giữa các cấp ủy, tổ chức đảng và đối với các tổ

chức trong hệ thống chính trị. Đổi mới cách ra nghị quyết, lãnh đạo, chỉ đạo tổ

chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của

Đảng. Quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng cho phù hợp với mô hình tổ chức cụ thể và yêu cầu, nhiệm vụ mới…

Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, giỏi về

chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự có uy tín với quần chúng và đặc biệt phải có kỹ năng hoạt động chính trị. Thực hiện cải cách chếđộ

công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để

rèn luyện trong thực tiễn. Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu cấp chiến lược ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước. Gắn chính sách tinh giản biên chế với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có chính sách phù hợp với đội ngũ chuyên gia, chính sách thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan của hệ thống chính trị…

- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

đoàn thể chính trị - xã hội

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

đoàn thể chính trị - xã hội trong điều kiện một đảng cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội:

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là những tổ chức đều có bộ máy gồm 4 cấp, trong đó từ cấp tỉnh trở lên bộ máy gồm có các các bộ phận chức năng (được gọi là ban) gần như tương ứng với bộ

máy của tổ chức đó ở Trung ương và tương ứng với bộ máy cùng cấp của Đảng.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên của các tổ chức đó từ cấp xã trở lên được coi là cán bộ, công chức, viên chức như của cơ quan nhà nước và chịu sự điều chỉnh của

Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức hiện hành. Với số lượng tổ chức và bộ

máy như vậy nên các tổ chức trên được coi như là những "nhà nước nhỏ" tồn tại song song với bộ máy nhà nước được thiết lập trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, khiến số lượng người ăn lương, làm việc như "hành chính" trở nên hết sức đông

đảo, bộ máy trở nên hết sức cồng kềnh và ngân sách đầu tư cho xây dựng trụ sở, duy trì bộ máy hoạt động hết sức lớn. Trong khi các tổ chức đó hoạt động với góc độ là thiết chế của nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thì chưa đáp ứng

được yêu cầu đề ra. Vì vậy, muốn nâng cao vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước với tư cách là tổ

chức đại diện của nhân dân thì đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc Kết luận số 64- KL-TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày 28/5/2013 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, cụ thể là: Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế tài chính đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng thêm tính tự chủ, chủđộng hơn trong hoạt động; không "hành chính hóa"

để gần dân, sát dân hơn. Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, quy định về

giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chếđể nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự

quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về quản lý tổ chức và hoạt động hội phù hợp với tình hình mới. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

Một là, không coi những người làm việc trong các tổ chức chính trị-xã hội là công chức, viên chức nhà nước. Những người làm công tác chuyên trách của các tổ chức đó cần được trả tiền theo thỏa thuận về năng lực, kết quả công việc do chính các tổ chức này quyết định. Giảm sự phụ thuộc vào nhà nước, giúp cho

các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm được tính độc lập, khách quan trong hoạt

động kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính

đáng cho các thành viên, hội viên mà tổ chức đó là đại diện. Vai trò của các tổ

chức chính trị - xã hội đến đâu phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của chính tổ chức ấy đến đó.

Hai là, các tổ chức chính trị - xã hội phải tự chủ, độc lập trong việc xây dựng tổ chức bộ máy của mình trên cơ sở số lượng đầu mối, thành viên, hội viên và nguồn lực của mình. Chương trình hoạt động do các tổ chức đó tự quyết định theo nhu cầu của xã hội, thành viên, hội viên và yêu cầu của tổ chức chính trị

hoặc nhà nước để tránh hình thức. Nhà nước nên bố trí một khoản kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát hoạt động các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và đại biểu dân cử; hoạt động tư vấn, phản biện các chính sách, pháp luật theo đặt hàng của Nhà nước. Chức vụ lãnh đạo các tổ

chức đó cần được lựa chọn, bầu ra một cách dân chủ và phải chịu trách nhiệm trước các thành viên, hội viên về mọi hoạt động của mình.

Ba là, phải có cơ chếđể Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nguồn lực hoạt động thông qua việc thực hiện chức năng như: tư vấn, phản biện các vấn đề mà tổ chức đó có chuyên môn; tạo điều kiện

để các tổ chức tham gia đảm trách các hoạt động hỗ trợ cộng đồng phi lợi nhuận, thực hiện một số dịch vụ công nhằm tạo nguồn lực cho hoạt động và duy trì bộ

máy; thực hiện từ sự đóng góp tự nguyện của thành viên, hội viên. Thực hiện công khai, minh bạch trước thành viên, hội viên và chịu trách nhiệm theo pháp luật về mọi hoạt động của tổ chức.

Ngoài ra, MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội phải tự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao năng lực, trình độ, điều kiện để

thực hiện có hiệu quả chức năng của mình theo quy định của hiến pháp, pháp luật và điều lệ. Khi nào Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đầy

đủ, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình và có vị thếđộc lập với nhà nước thì khi đó kiểm soát quyền lực nhà nước của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã

hội mới đạt được yêu cầu đề ra và như vậy mới khắc phục được tình trạng “nhà nước hóa”, “hành chính hóa” hoạt động của các tổ chức này.

- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp

Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp hiện nay ở nước ta rất phong phú

đa dạng với số lượng ngày càng tăng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, vai trò của các tổ chức trong cùng nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội còn nhiều mặt hạn chế. Các tổ

chức hầu hết được thành lập, duy trì hoạt động trên cơ sở sáng kiến và hỗ trợ của nhà nước, có sự bố trí nhân sự lãnh đạo theo sự sắp xếp của tổ chức chính trị. Để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cần xây dựng theo mô hình các tổ chức xã hội dân sựđể bảo đảm đầy đủ yếu tố tự chủ và tự quản về

kinh phí, cơ sở vật chất, tổ chức và hoạt động cho bộ máy của mình. Nhà nước chỉ ban hành thể chế và thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật. Hạn chế, tiến tới bãi bỏ các hình thức bao cấp của nhà nước cho các tổ chức đó, trừ phi việc tài trợ, hỗ trợ có mục đích phục vụ cho dân sinh, dân chủ và lợi ích cộng đồng mà tổ chức đó đảm nhận theo yêu cầu của nhà nước.

Hai là, lãnh đạo của các tổ chức đó do hội viên các tổ chức đó bầu ra trên cơ sở quy định của pháp luật và điều lệ của các tổ chức đó. Nên chấm dứt sự can thiệp sâu của tổ chức chính trị và nhà nước vào việc nội bộ của các tổ chức đó để đúng nghĩa là tổ chức tự nguyện, tự chủ và tự quản của nhân dân. Người đảm trách lãnh đạo các tổ chức đó phải chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của tổ

chức mình trước hội viên và pháp luật.

Ba là, nhà nước thừa nhận, cho phép thành lập các tổ chức xã hội dân sự, khuyến khích doanh nghiệp và nhà hảo tâm quyên góp tài sản cho các tổ chức dân sự, gián tiếp hỗ trợ cho các tổ chức dân sự thông qua việc mở thầu rộng rãi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 138 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)