và hiệu quả, hiệu lực quản lý. Luật tiếp cận thông tin các nước không chỉ quy định rõ quyền tiếp cận thông tin, quyền được biết thông tin của người dân, trách nhiệm của các cơ quan công quyền mà còn bổ khuyết cho các văn bản khác về trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin, đặc biệt đối với các thông tin tiếp cận theo yêu cầu.
Theo GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, quyền tiếp cận thông tin bị lấn át bởi trách nhiệm nặng nề của Pháp lệnh bí mật quốc gia, tức quyền được giữ bí mật của các cơ qua nhà nước và việc thiếu các quy định trong việc đảm bảo quyến tiếp cận thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến việc tiếp cận các thông tin từ các cơ quan nhà nước50của người dân gặp khó khăn. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp cận thông tin ở Việt Nam là cơ sở quan trọng để người dân thực hiện quyền hiến định. Đặc biệt trong điều kiện, Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình hoàn thiện thể chế, thiết chế trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin – quyền cơ bản của công dân đã được hiến định. Theo đó, việc nghiên cứu các quy định về tiếp cận thông tin trong các văn kiện quốc tế và của các nước là một t hoàn thiện dự thảo Luật trong những cơ chế hữu hiệu trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân cũng như việc thực thi luật trên thực tế. Trong đó có vấn đề như phạm vi cung cấp thông tin, đặc biệt các trường hợp ngoại lệ giới hạn, miễn trừ cung cấp, vấn đề trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin, các chủ thể có quyền tiếp cận thông tin, chủ thể cung cấp thông tin, phí tiếp cận thông tin ...
Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
2.1. Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam