Quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận trong các văn kiện, cương lĩnh của Đảng và pháp luật của Nhà nước từ rất sớm. Điều này thể hiện trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội VII năm 1991 trong việc ghi nhận việc “bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân”. Để thể chế hóa cương lĩnh của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, quyền được thông tin đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 tại Điều 69 Hiến pháp 1992 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Đây là quyền mới được bổ sung vào Hiến pháp năm 1992 mà các bản hiến pháp của nước ta trước đó như Hiến pháp năm 1946, năm 1959 và năm 1980 đều chưa quy định về quyền này.
Việt Nam cũng là thành viên của các công ước quốc tế ghi nhận quyền tiếp cận thông tin như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng.
Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành có các quy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ như Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật xây dựng 2003, Luật đầu tư 2005, Luật đất đai năm 2013, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Luật ngân sách 2002, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007, Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hàn kèm theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, trong đó có quy định về chức danh người phát ngôn của các cơ quan nhà nước. Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012). Điều 11 Luật này quy định về nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó, chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, để bảo đảm quyền được thông tin, phát huy dân chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân ở cấp cơ sở, năm 1998 Chính phủ đã ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, được sửa đổi năm 2003 trong đó quy định những việc chính quyền địa phương phải có trách nhiệm thông tin và công khai để dân được biết những công việc ở địa phương.
Ngoài ra trong các lĩnh vực khác nhau thì pháp luật cũng có các quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin, cụ thể như:
Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực y tế Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (Điều 36, Điều 38, Điều 41, Điều 43); Thông tư số 10/2009/TT- BYT ngày 14/8/2009 hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (Điều 9); Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 38); Luật Dược năm 2005 (Điều 28, Điều 36, Điều 37, Điều 48, Điều 51, Điều 54)… Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực môi trường như Luật Đất đai năm 2003 (Điều 21, Điều 28, Điều 29, Điều 39, Điều 56, Điều 97, Điều 133, Điều 137); Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai (Điều 27, Điều 29, Điều 67); Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi hường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (Điều 11, Điều 64, Điều 67, Điều 105); Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Điều 29, Điều 30, Điều 32); Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất (Điều 14, Điều 15, Điều 16); Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Điều 28); Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2009 quy
định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Điều 8, Điều 9, Điều 10); Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007 (Điều 21)... Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực đất đai như Luật Đất đai năm 2003 (Điều 21, Điều 28, Điều 29, Điều 39, Điều 56, Điều 97, Điều 133, Điều 137); Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai (Điều 27, 29, 67); Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi hường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (Điều 11, Điều 64, Điều 67, Điều 105); Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Điều 29, Điều 30, Điều 32); Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất (Điều 14, Điều 15, Điều 16); Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Điều 28); Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2009 quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Điều 8, Điều 9, Điều 10); Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007 (Điều 21)… Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực nhà ở như Luật nhà ở năm 2005 (Điều 6, Điều 31, Điều 36, Điều 44, Điều 50, Điều 88, Điều 139); Nghị định số 71/2010/ NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở (Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 34, Điều 76, Điều 80); Thông tư số 20/2010/TT-BXD ngày 27/10/2010 hướng dẫn thí điểm xác định và công bố chỉ số đánh giá thị trường bất động sản (Điều 8, Điều 9, Điều 10); Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007 (Điều 22)… Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực xây dựng Luật xây dựng năm 2003 (Điều 32, Điều 33, Điều 41, Điều 42, Điều 67, Điều 70, Điều 96, Điều 104); Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Điều 13, Điều 16, Điều 19, Điều 31, Điều 33); Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày
7/4/2010 về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị (Điều 20, 28, Phụ lục II. – Giấy phép xây dựng)… Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm Luật an toàn thực phẩm năm 2010 (Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61); Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu (Điều 13, Điều 16, Điều 21, Điều 22, Điều 23); Thông tư số 47/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương (Điều 9, Điều 10); Thông tư số 05/2010/ TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường (Điều 17, Điều 19)… Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực báo chí Luật Báo chí năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999) – Điều 4, Điều 5, Điều 7, Điều 8; Luật Xuất bản năm 2004 (Điều 11, Điều 20)… Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Điều 4, Điều 26, Điều 33, Điều 35, Điều 48, Điều 51, Điều 58, Điều 61, Điều 62, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 74, Điều 78, Điều 84); Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5/3/2009 hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Điều 3, Điều 6, Điều 8, Điều 14, Điều 16, Điều 18, Điều 31, Điều 39, Điều 41, Điều 42, Điều 51, Điều 64, Điều 65); Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28/9/2010 về Công báo; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (Điều 8, Điều 11, Điều 31)… Pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong lĩnh vực tài chính Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 (Điều 13); Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân (Điều 5, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11,
Điều 12, Điều 14, Điều 15, Điều 16); Luật Kế toán năm 2003; Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005 (Điều 58, 59); Quyết định số 09/2007/QĐ-KTNN ngày 31/10/2007 của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của kiểm toán nhà nước; Luật quản lý thuế 2006 (Điều 8); Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phương, thị trấn năm 2007 (Điều 3, Điều 5, Điều 6, Điều 7),…51
Với chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được hiến định trong Hiến pháp 2013 khi ghi nhận quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân tại Điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”52 Xét ở mặt kỹ thuật lập hiến chỉ là đổi thuật ngữ "được" trong Hiến pháp năm 1992 sang từ "tiếp cận" nhưng dưới góc độ pháp lý nó có ý nghĩa rất lớn bởi “quyền được thông tin mang nghĩa bị động, còn quyền tiếp cận thông tin bao gồm cả nghĩa chủ động, chủ thể tự mình, theo sang kiến của mình tìm kiếm, trao đổi thông tin”53. Do vậy, việc hiến định cụ thể quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân sẽ tạo điều kiện bảo đảm cho việc thực thi dân chủ và công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta, đồng thời đảm bảo sự tương thích với luật quốc tế. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử lập hiến, lập pháp từ trước đến nay cho thấy chưa có một văn bản nào giải thích khái niệm “quyền được thông tin” hay “quyền tiếp cận thông tin” cũng như chưa có một đạo luật riêng để cụ thể hóa quyền này đã được hiến định trong các bản hiến pháp.
Như vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc thể chế hóa quyền được thông tin của người dân, đến trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải công khai thông tin do mình nắm giữ. Thông qua các quy định của pháp luật, chủ trương đã từng bước đi vào cuộc sống. Để xây dựng cơ