Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 81)

70 Bộ Tư pháp (2012), Dự án điều tra cơ bản, Thực trạng tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Hà Nộ

4.4. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

quyền tiếp cận thông tin

Thứ nhất, bất cập của pháp luật hiện hành liên quan đến quyền tiếp cận thông tin

Rà soát hàng loạt văn bản luật có quy định về quyền được thông tin cho thấy, các quy định về công khai thông tin cho đến nay đã được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật: Như Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Luật Phòng chống tham nhũng 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012), Luật Kiểm toán 2005, Luật Kế toán 20003,… Tuy nhiên, điểm rất thiếu của các quy định trên là vắng bóng các quy định về thủ tục thực hiện các quyền và trách nhiệm cung cấp thông tin, như hình thức yêu cầu tiếp cận, hình thức cung cấp thông tin, và thời hạn thực hiện chúng. Tình trạng tuân thủ pháp luật chưa nghiêm, cộng với thiếu các quy định về mặt thủ tục, nên các quy định trên khó có thể thực thi trên thực tế, đây lại là kẽ hở rất lớn cho người khác lợi dụng.

Bên cạnh đó, hàng loạt những hạn chế của pháp luật hiện hành về quyền tiếp cận thông tin đã được phân tích ở trên cũng là những rào cản việc tiếp cận thông tin trên thực tế của người dân và doanh nghiệp.

Thứ hai, sự hạn chế trong nhận thức của người dân/doanh nghiệp cũng như cán bộ nhà nước về quyền tiếp cận thông tin

Các kết quả khảo sát về nhận thức về quyền tiếp cận thông tin cho thấy nhận thức về quyền tiếp cận thông tin còn hạn chế do từ cả hai phía người dân – đối tượng có quyền và cán bộ cơ quan nhà nước – đối tượng có nghĩa vụ. Chính sự hạn chế trong nhận thức cũng là rào cản đáng kể đối với việc tiếp cận thông tin trên thực tế.

Thứ ba, cán bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin đã không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân/doanh nghiệp.

Do những hạn chế của các văn bản luật hiện hành như thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc công khai thông

tin, trong một số trường hợp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi dụng vị trí đặc quyền trong tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội. Các văn bản pháp luật hiện hành mặc dù đã có quy định về cung cấp thông tin theo yêu cầu nhưng về hình thức xử lý vi phạm, nhất là các chế tài đối với những người có hành vi vi phạm lại chưa được quy định, cụ thể và rõ ràng. Đây một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự tuỳ tiện, tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, công chức, biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải toả, dự án ưu đãi… dẫn đến khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp.

Thứ tư, tính hình thức trong việc thực hiện công bố, công khai thông tin.

Hoạt động công khai thông tin của các cơ quan Nhà nước, các sở, ban, ngành, và các tỉnh thành phố trên các trang thông tin điện tử chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Theo Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31 tháng 07 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, kể từ 15/9/2009, các website của cơ quan nhà nước sẽ phải cập nhật thông tin mới ít nhất mỗi ngày/lần trong những ngày làm việc. Hơn nữa, Thông tư cũng khuyến khích các website của cơ quan nhà nước cập nhật thông tin đều đặn trong những ngày nghỉ. Đối với những văn bản pháp luật thì phải cập nhật chậm nhất là hai ngày kể từ ngày cơ quan của website đó ký ban hành. Mỗi cơ quan nhà nước có website phải cử đơn vị đầu mối để tiếp nhận ý kiến của công dân, tổ chức. Sau đó, đơn vị đầu mối sẽ chuyển các phản hồi đến những đơn vị được phân công phụ trách trả lời. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin, cơ quan nhà nước có trách nhiệm trả lời kết quả hoặc thông báo quá trình xử lý tới tổ chức, cá nhân.Tuy nhiên, cũng như phần lớn các văn bản pháp lý khác về quyền tiếp cận thông tin, không có chế tài đảm bảo cho việc thực thi Thông tư này. Điều này dẫn đến một thực trạng nhiều trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, của các tỉnh thành phố không cập nhật tin tức thường xuyên. Tình trạng các trang thông tin điện tử, website của các sở, ban, ngành và các tỉnh thành phố nghèo nàn về thông tin vẫn diễn ra phổ biến hiện nay (phần thứ ba của báo cáo sẽ đề cập kỹ hơn về thực trạng này).

Thứ năm, việc cung cấp thông tin theo yêu cầu còn phức tạp, phiền hà.

Trong một số lĩnh vực cụ thể pháp luật quy định khá chi tiết cụ thể việc cung cấp thông tin khi có yêu cầu của người dân.

Ví dụ theo quy định Điều 62 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 (được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT- BKHCN ngày 30/7/2010 quy định về dịch vụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp như sau: Khi yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ tra cứu, tìm kiếm thông tin sở hữu công nghiệp, người dùng tin phải lập phiếu yêu cầu tra cứu (theo các mẫu số 3.I.26; 3.I.27; 3.I.28 Phụ lục 3.I kèm theo Đề mục này), trong đó phải nêu rõ mục đích và phạm vi yêu cầu tra cứu (lĩnh vực, loại tư liệu mang tin, thời gian, nước hoặc khu vực cần tra cứu ...); Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được phiếu yêu cầu tra cứu, Cục Sở hữu trí tuệ trả lời cho người dùng tin. Trong trường hợp yêu cầu tra cứu hợp lệ (có phiếu yêu cầu tra cứu hợp lệ theo quy định tại khoản (1) Điều này và có nộp phí tra cứu), Cục Sở hữu trí tuệ trả lời bằng cách gửi “báo cáo tra cứu” cho người dùng tin, trong đó ghi rõ kết quả tra cứu, tìm kiếm thông tin theo đúng yêu cầu của người dùng tin. Trong trường hợp yêu cầu tra cứu không hợp lệ (phiếu yêu cầu tra cứu không hợp lệ, không rõ mục đích, phạm vi tra cứu, không nộp phí tra cứu...), Cục Sở hữu trí tuệ thông báo từ chối thực hiện yêu cầu tra cứu, có nêu rõ lý do từ chối.71

Theo quy định trên thì người yêu cầu cung cấp thông tin phải trình bày mục đích tìm kiếm thông tin. Việc yêu cầu phải nêu mục đích trong đơn yêu cầu cung cấp thông tin là không hợp lý vì nhiều lý do khác nhau, trong có có lý do cá nhân. Hơn nữa, việc yêu cầu nêu rõ mục đích này cũng hoàn toàn mang tính hình thức vì người yêu cầu cung cấp thông tin có thể ghi vào đơn yêu cầu bất cứ mục đích nào mà cơ quan nhà nước cũng không thể kiểm chứng được. Do đó, pháp luật chỉ nên quy định chế tài xử lý nếu người yêu cầu cung cấp thông tin sử

71 http://tks.edu.vn/law/detail/342_42_Thong-tu-012007TT-BKHCN-ngay-14022007-cua-Bo-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-.html Cong-nghe-.html

dụng thông tin vào những mục đích làm ảnh hưởng đến nhà nước và xã hội, ảnh hưởng đến cá nhân/tổ chức khác.

Về thời gian cung cấp thông tin theo yêu cầu như quy định trên cũng chưa hợp lý. Việc cung cấp thông tin nhanh chóng, đúng thời hạn là một yêu cầu quan trọng, bởi sự trì hoãn cung cấp thông tin nhiều khi đồng nghĩa với việc từ chối cung cấp thông tin và nếu thông tin không được cung cấp nhanh chóng thì có nhiều khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của công dân. Tuy nhiên, những nội dung này sẽ được đề cập chi tiết hơn tại phần thứ ba của báo cáo.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân như việc công khai thông tin còn thiếu minh bạch; cơ sở vật chất của các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu lưu giữ và cung cấp thông tin; trình độ của cán bộ cung cấp thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu,...ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tiếp cận thông itn của người dân.

KẾT LUẬN

Như vậy, một số văn bản pháp luật hiện hành đã quy định trách nhiệm công khai, minh bạch trong hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước và văn bản ban hành sau ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn so với các văn bản trước. Tuy nhiên, việc thể chế và chi tiết hóa quyền tiếp cận thông tin trong Cương lĩnh và Hiến pháp bằng luật và các văn bản pháp luật quy định còn chậm và chưa có một hệ thống, chưa có một cơ chế pháp luật cụ thể thống nhất để đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân một cách có hiệu quả. Điều này thể hiện chúng ta chưa có một đạo luật riêng về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin. Trong khi đó các quy định pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể còn nhiều hạn chế, bất ập như mới dụng lại quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước mang tính nguyên tắc, tính khái quát hơn là tính thực tiễn. Pháp luật chủ yếu giao quyền tự quyết định việc cung cấp thông tin cho cơ quan đang nắm giữ thông tin, trong phạm vi, quyền hạn nhiệm vụ của mình sẽ giới hạn phạm vi cung cấp thông tin, trình tự, thủ tục, cung cấp thông tin mà chưa được quy định rõ. Điều này dẫn đến thực tế các cán bộ, công chức không nhận thức rõ

trách nhiệm phải cung cấp thông tin khi có yêu cầu, còn người dân không biết mình có quyền được yêu cầu cung cấp thông tin hay không hoặc khi quyền của họ bị vi phạm khi các cơ quan không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hành quyền tiếp cận thông tin của công dân nói trên đang đặt ra nhiệm vụ của nhà nước ta là phải khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế thực hiện và triển khai mạnh mẽ vấn đề đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, qua đó nhằm tăng cường phát huy sự tham gia của người dân vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo đúng nghĩa “của dân, do dân, vì dân”.

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HÒAN THIỆN CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w