Nxb Đại học quốc gia hà Nội
55 GS.TS. Nguyễn Đăng Dung s(2011), Pháp luật Việt Nam về bharo đảm quyền được thông tin của công dân, Nxb Đại học quốc gia hà Nội. Nxb Đại học quốc gia hà Nội.
không muốn cung cấp thông tin vì sợ trách nhiệm, trong một số trường hợp họ có thể đối mặt với trách nhiệm hình sự hoặc lợi dụng điều này để vu khống cho người khác làm lộ bí mật nhà nước.
Như vậy, quyền được thông tin là quyền được hiến định trong số quyền cơ bản của công dân cần được tôn trọng và đảm bảo thực hiện bằng các quy định cụ thể của pháp luật, nhưng đây không phải là quyền tuyệt đối. Tự do thông tin ở đây không có nghĩa là tất cả các tin tức của nhà nước đang nắm giữ sẽ công khai hết, và tiếp cận thông tin không đồng nhất với việc cá nhân, công dân được tự do tìm kiếm, tiếp cận tất cả các loại hồ sơ, tài liệu lưu giữ thông tin. Việc thực hiện quyền này, tương tự như nhiều quyền con người khác, có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước không được lợi dụng điều này để “bảo mật” tràn lan, bưng bít thông tin, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
2.2.2. Các hình thức công khai thông tin và cách thức cung cấp thông tin tin
Nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy, tùy thuộc vào nội dung, tính chất thông tin mà hình thức công khai thông tin có sự khác nhau. Thông thường các hình thức công khai phổ biến đó là đăng công báo, qua phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tạu trụ sở của cơ quan, công bố tại cuộc họp, cuộc tiếp xúc cử tri, đưa thông tin lên trang mạng điện tử của cơ quan, thông qua người phát ngôn của cơ quan…
Trong hoạt động dân chủ cơ sở, Điều 6 Pháp lệnh dân chủ cơ sở 2007 về các hình thức công khai “: a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.”56. Khoản 2, Điều 6 Pháp lệnh dân chủ cơ sở 2007 cũng quy định “Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng”57.
56http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=55805 class_id=1&mode=detail&document_id=55805
57http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=55805 class_id=1&mode=detail&document_id=55805
Trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, Điều 12 Luật Phòng chống tham nhũng 2005 quy định về hình thức công khai bao gồm “a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; d) Phát hành ấn phẩm; đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; e) Đưa lên trang thông tin điện tử; g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”58. Luật cũng quy định trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai nêu trên. Trong lĩnh vực thực hiện tiết kiện, chống lãng phí quy định các hình thức công khai bao gồm phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử, công bố trong các kỳ họp hàng năm, niêm yết tại trủ sở làm việc và gửi văn bản đến các cơ quan tổ chức có liên quan. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường 2005 không quy định về hình thức công khai thông tin nhưng quy định trách nhiệm của cơ quan trong việc lựa chọn hình thức công khai thông tin phải “bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin” (khoản 2, Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường 2005). Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.
Bên cạnh các hình thức công khai trên, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí còn quy định, các cơ quan nhà nước thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí thông qua người phát ngôn. Quy chế này cũng quy định trách nhiệm cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của các cơ quan cấp Bộ thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có thể theo tháng, hoặc theo quý. Việc cung cấp thông tin có thể thông qua họp báo, thông qua các cuộc giao ban hàng tuần do Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện việc cung cấp thông tin.
58http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=29335 class_id=1&mode=detail&document_id=29335
Thực tiễn cho thấy, hình thức công khai chủ yếu là niêm yết tại trụ sở và bộ phận “một cửa”, công khai trên trang thông tin điện tử của tỉnh hoặc của từng cơ quan nhà nước (đối với các cơ quan nhà nước đã có trang thông tin điện tử). Tuy nhiên, khi các thông tin này thay đổi thì ít được cập nhật thường xuyên, định kỳ. Thực tế, việc ông bố, công khai thông tin nhất là các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, giá đất còn chậm và hình thức. Việc công khai các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm, sinh sống của người dân không gắn liền với việc tuyên truyền rộng rãi, giải thích, giải đáp thắc mắc cụ thể. Biểu hiện rõ nhất trong việc tính giá đất đền bù giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất khi cấp sở đỏ…Và khi người dân có thắc mắc thì lại không được cơ quan có thẩm quyền giải thích, nếu có chỉ giải thích chung chung, không đúng câu hỏi.
Công khai mà không minh bạch là nhận định của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia về quá trình lấy ý kiến văn bản pháp luật của nhiều cơ quan nhà nước hiện nay. Nhiều ý kiến, góp ý của các cá nhân, tổ chức gửi cho các cơ quan nhà nước nhưng không được giải trình. Điều này tạo cảm giác việc lấy kiến cho đủ thục tục, hợp lý hóa mà không hề mong muốn việc phản ánh, đóng góp của đối tượng cần lấy ý kiến.
Như vậy, việc cung cấp thông tin được thực hiện dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau đối với các thông tin mà cơ quan nhà nước nắm giữ có trách nhiệm cung cấp. Pháp luật cũng đặt yêu cầu về tính kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan của các thông tin do các cơ quan nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, thực tế thực hiện các quy định này gặp những khó khăn đặc biệt do ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức có trách nhiệm phải cung cấp thông tin.
Hộp 2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm, Luật an toàn thực phẩm 2010