Luật Tiếp cận thông tin công của Cộng hòa SLOVENIA năm 2005: Nguồn Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo phục vụ xây dựng Dự án Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam, Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 39)

đầy đủ, phù hợp với yêu cầu, đúng hạn, thu lệ phí bất hợp lý. Điều này cũng phù hợp với hệ thống pháp luật thành văn ở nước ta đó là càng cụ thể, chi tiết thì việc tổ chức thực hiện sẽ thuận lợi hơn.

2.4.2. Quy trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện

Pháp luật tiếp cận thông tin các nước quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại được tách thành 02 nhóm chính.

Nhóm thứ nhất, cơ quan giải quyết khiếu nại nội bộ (Nam Phi, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Peru, Slovenia). Theo đó, cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét lại quyết định cấp dưới về tiếp cận thông tin. Ưu điểm của cơ chế này là không tốn kém, có thể nhanh chóng. Song nó cũng có nhược điểm đó là các cơ quan này thường đồng tình với nhau. Điều này cũng dễ hiểu bởi các cơ quan này cùng một hệ thống, trong trường hợp cơ quan cấp dưới có trách nhiệm cung cấp thông tin nhưng khi có “vấn đề” phát sinh thì họ cũng thường xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Ở Anh, việc khiếu nại nội bộ là thủ tục bắt buộc trước khi khiếu nại tới một cấp giải quyết khác.

Nhóm thứ hai, cơ quan giải quyết khiếu nại độc lập. Cơ quan độc lập giải quyết khiếu nại về tiếp cận thông tin với ba mô hình đó là thanh tra Quốc hội (Ấn Độ); Cao ủy viên thông tin (Canada), Ủy ban thông tin ( Nhật Bản) hoặc cơ quan dạng bán tòa án.

Thông thường việc khiếu nại được thực hiện khi người yêu cầu tiếp cận thông tin bị từ chối tiếp nhận cung cấp thông tin, việc trả lời yêu cầu tiếp cận thông tin quá thời hạn luật định, người yêu cầu phải trả các khoản phí, lệ phí vô lý, thông tin cung cấp bị sai lạc, không đầy đủ hoặc nhầm lẫn...ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của người dân.

Đối với việc khiếu kiện thì hầu hết các nước đều quy định cấp giải quyết khiếu kiện cuối cùng về quyền tiếp cận thông tin là tòa án. Tuy nhiên, trước khi giải quyết khiếu kiện ở tòa án thì đa số các nước đều quy định người đó phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng đó là khiếu nại, trừ một số nước luật quy định công dân có quyền khởi kiện ngay ra tòa mà không qua bước khiếu nại (Nhật Bản). “Ở Ba Lan tòa án giải quyết là tòa án hành chính ở địa phương có cơ quan là bị

đơn. Tại Hàn Quốc, Na Uy, Nam Phi, Nga là tòa án thẩm quyền chung. Tại Peru là tòa án theo thủ tục bảo hiến habeas data. Tại pháp,Thổ Nhĩ Kỳ là tòa án hành chính, ở Antigue và Barbuda là tòa thượng thẩm...”45

2.5. Một số biện pháp khác đảm bảo quyền tiếp cận thông tin

2.5.1. Các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật về quyền tiếp cận thông tin cận thông tin

Để khuyến khích việc việc thực thi pháp luật về tiếp cận thông tin, pháp luật các nước quy định một số biện thúc đẩy thi hành luật như quy định trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, giám sát ngòai việc tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi luật thì còn có trách nhiệm tổ chức đào tạo, giải thích luật, tư vấn cho người yêu cầu, các cơ quan công quyền về pháp luật tiếp cận thông tin như ở Thái Lan, Anh, Mexico, Nam Phi, Azerbaijan,.... Một số nước quy định cụ thể hình thức rà soát định kỳ việc thực hiện pháp luật (Jamaica, Hoa kỳ, Nhât Bản), rà soát các văn bản liên quan đến việc hạn chế công khai thông tin ( Kyrgyzstan) hoặc quy định về việc báo cáo tình hình thực thi pháp luật (Ấn Độ, Thái Lan, Nam Phi, Mexico) để có các biện pháp can thiệp kịp thời.

2.5.2. Biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin

Theo nguyên tắc thứ 9 trong Luật mẫu về Tự do thông tin, khi một cá nhân bất kỳ cung cấp thông tin về việc làm sai trái thì người đó phải được bảo vệ. Tức là khi có các vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông itn của người dân mà một người bất kỳ phản án, cung cấp các thông tin, các chứng cứ về các hành vi vi phạm trên. Biện pháp bảo vệ cần được áp dụng trong cả trường hợp công khai thông tin đúng pháp luật.

2.5.3. Tăng cường các biện pháp chế tài đối với vi phạm quyền tiếp thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w