2.1.3. Chủ thể cung cấp thông tin – Các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin thông tin
Xuất phát từ nguyên tắc các cơ quan công quyền nắm giữ thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người dân nên hầu hết luật tiếp cận thông tin các nước đều quy định các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là cơ quan hành chính có trách nhiệm cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, “luật tiếp cận thông tin một số nước cũng mở rộng quy định Tòa án, cơ quan lập pháp cũng là chủ thể cung cấp thông tin trong một số trường hợp nhất định”28. Cách thức quy định chủ thể cung cấp thông tin ở các nước khác nhau cũng khác nhau. Có nước đưa ra định nghĩa các cơ quan nhà nước rất rộng bao hàm tất cả các cơ quan thực thi của Chính phủ như Luật tiếp cận các tài liệu hành chính của Bồ Đào nha áp dụng đối với “các cơ quan của Nhà nước hoặc các khu vực tự trị có thực thi chức năng hành chính, các cơ quan, các thiết chế Nhà nước hoặc hiệp hội công cộng, các cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan của các hiệp hội hoặc liên minh của chính quyền địa phương cũng như bất kỳ cơ quan có thực thi chức năng theo quy định của pháp luật”29. Đối với Nhật bản, cơ quan hành chính nhà nước được hiểu bao gồm Nội các, các cơ quan chịu sự kiểm soát của Nội các theo quy định của pháp luật, các cơ quan được luật khác quy định là cơ uan hành chính nhà nước và ủy ban kiểm toán. Các cơ quan tư pháp cũng như doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.30 Có nước khi quy định chủ thể cung cấp thông tin dưới dạng liệt kê theo một danh sách các cơ quan chịu sự điều chỉnh của luật và các cơ quan không phải áp dụng luật như luật tiếp cận thông tin của Ireland. Tuy nhiên, với cách thức quy định như vậy sẽ không tránh khỏi trường hợp “khi một cơ quan được thành lập, thay đổi tên hoặc sửa đổi mục đích và cơ cấu tổ chức của mình thì danh sách mới phải được cập nhật thông qua Quốc hội mà việc này thường mất nhiều thời gian.”31 Ngoài các cơ quan nhà nước nắm giữ thông tin là chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin thì pháp luật tiếp cận