5 Một số giải pháp khác bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 109)

c) Thông tin liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người yêu cầu.

3.3. 5 Một số giải pháp khác bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

Trên cơ sở đánh giá những hạn chế, khó khăn và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực thi quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng ngoài các giải pháp trong việc hoàn thiện thể chế, thiết chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin như đã nêu trên thì cần áp thực hiện một số khác, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nâng cao khả năng cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, tăng cường nhận thức của cán bộ, công chức đối với trách nhiệm cung cấp thông tin và nhận thức của người dân về quyền tiếp cận thông tin. Quyền tiếp cận thông tin là quyền hiến định, quyền cơ bản của công dân. Do đó, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền tiếp cận thông itn của người dân và doanh nghiệp cũng như nhận thức về trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước, công chức nhà nước trong việc thực thi quyền tiếp cận thông tin. Do đó, bên cạnh pháp luật quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin của công dân thì việc làm cho người dân hiểu và biết cách thực hiện quyền của mình là điều vô cùng cần thiết, bởi từ trước đến nay người dân thường thụ động, trông chờ thông tin từ các cơ quan nhà nước, khi có nhu cầu thông tin thì chưa có thói quen yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin mà có tâm lý “đi xin”. Trong khi đó, trách nhiệm của cán bộ công chức chưa nhận thức đầy đủ về quyền tiếp cận thông tin của người dân và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo quyền của công dân. Do đó, việc nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin cũng rất cần thiết. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm minh các cán bộ, công chức không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin, đặc biệt khi việc không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin dẫn đến những hậu quả lớn về kinh tế - xã hội, quyền và lợi ích của người dân để đảm bảo tính trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin. Theo đó, công chức, viên chức có hành

vi hủy hoại, làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, tài liệu với mục đích cản trở việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, không cung cấp thông tin, cố tình trì hoãn việc cung cấp thông tin thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại mà dẫn đến phải bồi thường thì phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo lập cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin và phát triển hệ thống thông tin đại chúng. Đây được xem như một giải pháp quan trọng không chỉ nhằm phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước mà còn nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp theo phương thức tốt nhất. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong việc cung cấp thông tin đến người dân nói riêng tạo cơ sở quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, dễ dàng và thuận lợi nhất đến với người dân. Luật Công bố thông tin của các cơ quan chính quyền Hàn Quốc 1996 cũng ghi nhận việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp thông tin. Theo Điều 22 Luật Công bố thông tin của các cơ quan chính quyền Hàn Quốc 1996 “các cơ quan chính quyền phải đảm bảo các trang thông tin điện tử và chuận bị cơ sở vật chất để thực hiện công khai thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Do đó, ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào việc xây dựng các trang thông tin điện tử, phần mền quản lý thông tin, tài liệu và nhập các dữ liệu bằng giấy vào dữ liệ máy tính, tiến tới quản lý dữ liệu chuyên biệt trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Tại Việt Nam việc lưu dữ tài liệu, xây dựng dữ liệu cập nhật vào máy tính cũng đã được quy định trong Luật lưu trữ 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định “ngay khi thực hiện hoạt động chuyên môn của mình, các cán bộ, công chức đều phải lập hồ sơ tài liệu điện tử để phục vụ hoạt động quản lý thông tin, lưu giữ tài liệu”.

Với mục tiêu đổi mới cách thức quản lý, điều hành nhanh, nhạy, có hiệu quả của Chính phủ, việc xây dựng Chính phủ điện tử đang được đẩy mạnh ở nước ta bước đầu đã đang mang lại nhiều kết quả khả quan, nhiều địa phương đã không ngừng cải cách, hiện đại hóa ttạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin đến người dân một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Bên cạnh đó, để đảm

bảo thực hiện trách nhiệm của nhà nước là bảo dảm quyền itepes cận thông tin thì phải tạo cơ chế gắn kết các phương thức truyền thông, phát huy hiệu quả các phương tiện điển tử vào hoạt động cung cấp thông tin. Ngoài ra, để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về hoạt động của bộ máy nhà nước và khắc phục sự thiếu cân đối về thông tin giữa các vùng, miền và các nhóm đối tượng, đặc biệt các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các khu vực khó khăn, các đối tượng là người khiếm thị, khiếm thíng thì nhà nước cần chú trọng đến ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các hệ thống cơ quan báo trí, truyền thông, có chính sách hỗ trợ cho các khu vực, đối tượng trên trong việc bảo đảm quyền của công dân. Theo ThS. Nguyễn Công Hồng – Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội “để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, việc thiết lập trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức nhằm công bố, đăng tải, phổ biến rộng rãi thông tin. Đây cũng là một trong những phương thức hữu hiệu để người dân có thể chủ động, dễ dàng tiếp cận thông tin mà không phải mất nhiều thời gian hay phải yêu cầu các cơ quan tổ chức cung cấp”.85

Thứ tư, thực hiện việc chuyên môn hóa đối với bộ phận, cán bộ tiếp nhận, giải quyết yêu cầu công khai, cung cấp thông tin

Trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, việc bố trí đầu mối tiếp nhận yêu cầu, cung cấp và ra quyết định cung cấp thông tin có ý nghĩa quan trọng. Việc có thêm cán bộ phụ trách thông tin sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức, giảm thời gian và chi phí cho công dân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp trong việc yêu cầu tiếp cận thông tin, khiến cho các chủ thể đó có thể thực hiện một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, thuận tiện hơn quyền tiếp cận thông tin của mình để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhất là đối với việc tiếp cận kịp thời những thông tin có tính chất thương mại. Thông lệ các nước đều có cán bộ, công chức phụ trách riêng về tiếp cận thông tin, mỗi cơ quan có thể có một số cán bộ hoặc tối thiểu phải bố trí một cán bộ. Việc có thêm cán bộ phụ trách thông tin sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu tiếp cận thông tin của cá nhân và doanh nghiệp. Quy

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w