Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo phục vụ xây dựng dự án Luật tiếp cận thôn tin tại Việt Nam, Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 31)

10 ngày kể từ khi ra thông báo trả lời cho phép tiếp cận thông tin (nếu việc tiếp cận thông tin có yêu cầu phải trả phí thì tính từ ngày đương sự hoàn tất thủ tục nộp phí tiếp cận thông tin) cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tổ chức cho người yêu cầu tiếp cận thông tin”35. Đối với Luật tiếp cận thông tin của Bungaria 2000 quy định “khi cho phép tiếp cận thông tin phải thông báo phạm vi thông tin được cung cấp, thời gian mà người yêu cầu có thể tiếp cận trong vòng 30 ngày, địa điểm tiếp cận, hình thức tiếp cận, chi phí tiếp cận (nếu có)”36.

Như vậy, pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin của các nước khác nhau có quy định khác nhau nhưng tựu chung đều thông nhất là các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin là cơ sở cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. Đây cũng là cơ sở pháp lý xác định thẩm quyền của các chủ thể trong quy trình tiếp cận thông tin, bảo đảm việc phân công công việc một cách hợp lý cho các chủ thể này. Trình tự, thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch có ý nghĩa trong việc giảm thiểu các khiếu nại và là cơ sở để giải quyết các khiếu nại phát sinh trong quá trình thực thi quyền tiếp cận thông tin của người dân. Xuất phát từ ý nghĩa trên, việc nghiên cứu trình tự thủ tục tiếp cận thông tin thật đơn giản, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của Việt Nam là một vấn đề đã và đang đặt ra cho Việt Nam trong quá trình soạn thảo Dự án Luật tiếp cận thông tin.

2.1.5. Phí tiếp cận thông tin

Luật tự do thông tin các nước đều cho phép Chính phủ được thu phí đối với người yêu cầu cung cấp thông tin. Ở các nước khác nhau thì mức độ quy định về phí tiếp cận thông tin cũng khác nhau và tuyệt đại các nước chỉ quy định nguyên tắc chung về phí tiếp cận thông tin để làm cơ sở cho các cơ quan quy định cụ thể về mức phí tiếp cận thông tin (Cộng hòa Sec, Slovakia, Tajikistan, Ba Lan,...). Luật Tiếp cận thông tin của một số nước quy định giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông itn được quyên quyết định mức phí mà người yêu cầu tiếp cận thông tin phải trả, đồng thời cũng quy

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w