thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin”, Hà Nội.
52http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10053009 categoryId=920&articleId=10053009
53 Bộ Tư pháp (2011), Đề tài khoa học cấp Bộ “ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin”, Hà Nội. thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin”, Hà Nội.
chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, dự án “Luật Tiếp cận thông tin” đã từng được đưa vào chương trình chuẩn bị của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011). Trong nhiệm kỳ khóa XII của Quốc hội, dự án này đã từng được đẩy nhanh, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Tuy nhiên, sau đó dự án luật này được lại được đưa ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII. Cuối năm 2011, Quốc Hội Khóa XIII một lần nữa đưa dự án “Luật Tiếp cận thông tin” vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII (2012- 2015). Điều đó, một mặt cho thấy Việt Nam đang có những nỗ lực lập pháp để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin với tư cách là một quyền cơ bản của công dân đã được hiến định trong Hiến pháp 2013.
2.2. Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam Nam
2.2.1. Giới hạn của quyền tiếp cận thông tin.
Đây là những quy định hạn chế quyền được thông tin của công dân, bao gồm những trường hợp không được công khai thông tin vì những lý do liên quan đến an ninh quốc gia, ngoại giao, thông tin bí mật đời tư, bí mật thương mại, hay những thông tin tạm thời không được công khai trong quá trình thanh tra, điều tra, kiểm toán… Những nội dung này thường được quy định đồng thời cụ thể trong một văn bản pháp luật chung hoặc được quy định trong từng văn bản pháp luật về các lĩnh vực chuyên ngành. Các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam có nội dung liên quan đến công khai thông tin đều quy định nguyên tắc chung là phải bảo vệ bí mật nhà nước. Pháp lệnh bí mật nhà nước còn quy định ba cấp độ thông tin không được tiết lộ là: Tuyệt mật, tối mật, mật và liệt kê phạm vi bí mật nhà nước theo từng cấp độ đó theo danh mục luật định.
Chẳng hạn, những thông tin thuộc về bí mật nhà nước: Điều 1 Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH10 về bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28/12/2000 quy định “Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời
nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố…”. Bên cạnh đó, Điều 1 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ban hành ngày 28/03/2002 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000 quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cấp Trung ương chịu trách nhiệm lập danh mục bí mật Nhà nước ở cơ quan, tổ chức của mình. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của địa phương mình trên cơ sở đề xuất của các Ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp”. Căn cứ vào Pháp lệnh về bảo vệ Bí mật Nhà nước, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP quy định: bí mật nhà nước được lập thành các danh mục và được phân cấp độ tối mật, tuyệt mật hoặc mật. Các danh mục bí mật này có thể được công bố hoặc không công bố. Các danh mục bí mật do Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Khoản 3 Điều 5 Quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ), người phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp: a) Những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn; b) Các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra có yêu cầu cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; c) Những văn bản, chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
Ngoài ra, thông tin về bí mật đời tư cá nhân, bí mật kinh doanh cũng thuộc phạm vi hạn chế thông tin. Chẳng hạn, Điều 38 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định rằng quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo
vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khoản 3 Điều 5 Luật Xuất bản năm 2004 về bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả cũng có quy định về việc không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Theo GS.TS. Nguyễn Đăng Dung “việc bưng bít thông tin diễn ra rất rõ nhất trên các lĩnh vực đất đai, dự án ưu đãi...lòng dân hiện nay không an tâm vì tham nhũng, vì khiếu nại đất đai. Mà nguyên nhân chủ yếu là các vụ khiếu nại đất đai do chính quyền không thông tin đến người dân”54. Thực trạng lạm dụng Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước diễn ra rất phổ biến và dường như các cơ quan nhà nước đều muốn thực hiện theo nguyên tắc “cẩn tắc vô áy náy” do sợ trách nhiệm làm lộ bí mật nhà nước nên đã đóng các con dấu “mật” “tuyệt mật” “tối mật” lên các thông tin mình nắm giữ. Điều này dễ ràng nhận thấy ngay trên cả các dự thảo Luật do ủy ban Quốc hội thuyết trình trước Quốc Hội, trên các kênh truyền hình, phát cho các đại biểu quốc hội nhưng lại đóng dấu “tối mật”55. Tình trạng đóng dấu mật tràn lan, không đúng theo danh mục, quy định của nhà nước còn xảy ra ở nhiều Ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước. Các cơ quan nhà nước không muốn cung cấp thông tin, nhất là phổ biến thông tin cho công chúng, cho giới báo chí nên thường đóng dấu mật. Bênh cạnh đó, nhiều quy định về cung cấp thông tin cũng có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 thì kết luận của thanh tra phải công khai được công bố công khai tại trụ sở mà không phải công bố rộng rãi. Luật Thanh tra 2010 thì chỉ thông báo kết luận của Thanh tra cho đối tượng bị thanh tra và người giải quyết khiếu nại (nếu có), thông tin không quan trọng mới được công bố. Việc đưa khái niệm bí mật nhà nước quá rộng trong khi chưa có các quy định cụ thể, chi tiết xác định giới hạn này thì điều dễ thấy cán bộ, công chức