Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo phục vụ dự án xây dựng Luậ tiếp cận thông tin,

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 36)

Như vậy, việc quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin, cán bộ phụ trách cung cấp thông tin là cơ sở quan trọng để người dân giám sát việc thực hiện quyền của mình, đặc biệt là tăng cường trách nhiệm giải trình, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. Bởi nếu cán bộ, cơ quan vi phạm các quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm của họ thì họ có thể phải đối mặt với các trách nhiệm về kỷ luật, hành chính, dân sự - bồi thường thiệt hại thậm chí là trách nhiệm hình sự.

2.3. Cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin

Để hỗ trợ cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin và tránh tình trạng việc ghi nhận quyền đó mang tính hình thức, không được đảm bảo trên thực tế thì cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ở các quốc gia khác nhau thì cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định khác nhau. Có quốc gia quy định việc kiểm tra, giám sát được thực hiện bằng cơ chế giám sát hành chính. Các quốc gia này chiếm khoảng 1/3 tổng số các quốc gia có luật tiếp cận thông tin; Có quốc gia thực hiện việc giám sát bằng con đường tư pháp, tòa án, có quốc gia quy định việc kiểm tra giám sát quyền tiếp cận thông tin được thực hiện bởi một cơ quan độc lập. Cơ quan độc lập này có thể trực thuộc hệ thống cơ quan hành chính, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được tổ chức từ trung ương đến địa phương (như Uỷ ban thông tin của Ấn Độ) hoặc là cơ quan này sẽ thuộc Nghị viện (như Uỷ ban tiếp cận tài liệu hành chính của Bồ Đào Nha) hoặc là một thiết chế trực thuộc Văn Phòng Thủ tướng (như Italia, Nhật Bản).

Cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan công quyền chủ yếu thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người dân khi các cơ quan công quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin nhưng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ, ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của người đề nghị.

Qua nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện quyền tiếp cận một số nước chúng tôi nhận thấy một số điểm sau:

Thứ nhất, khi pháp luật đã quy định quyền tiếp cận thông tin thì phải có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện chúng trên thực tế. Đây là cơ chế quan trọng giúp cho quy định của luật được thực thi trên thực tế trong việc nâng cao trách nhiệm, tránh được sự tùy tiện, lẩn tránh trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. Việc xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thông tin là cơ sở quan trọng tránh tình trạng quy định luật chỉ mang ý nghĩa tuyên bố, khẩu hiệu, không có giá trị thực tiễn.Ví dụ, “Ở Vương Quốc Anh có 77% đơn khiếu nại nội bộ gửi cho cơ quan Chính phủ đã bị từ chối hoàn toàn vào năm 2005”41.

Thứ hai, không nhất thiết phải thành lập một cơ quan độc lập để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Qua nghiên các nước có pháp luật về tiếp cận thông tin thì có 1/3 các nước không có cơ quan độc lập thực hiện chức năng này. Một số quốc gia có cơ quan độc lập được tổ chức bài bản để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nhưng việc thực thi Luật vẫn đạt kết quả không cao. Tuy nhiên, cũng có quốc gia không có cơ quan độc lập nhưng lại thực thi luật lại rất tốt. Bởi dù có hay không có cơ quan độc lập thì cơ chế giải quyết của các cơ quan vẫn thông qua cơ chế khiếu nại hành chính hoặc kiện ra tòa án. Điều này cũng phù hợp thể chế hiện hành ở Việt Nam.

2.4. Cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện quyền tiếp cận thông tin

Trong trường hợp bị từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đúng theo quy định pháp luật thì hầu hết pháp luật các nước đều cho phép công dân có quyền khiếu nại, khiếu kiện đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của họ. Trừ một số nước như Đan Mạch (luật năm 1985), Hà Lan (luật năm 1991) không trực tiếp quy định về giải quyết khiếu nại còn lại pháp luật tiếp cận thông tin các nước đều quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người dân liên quan đến quyền tiếp cận thông tin42. Thông thường cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về quyền tiếp cận thông tin có 03 dạng: Cơ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w