Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đô thị

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 64)

1. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tiếp cận và khai thác các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu

2.3.1. Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đô thị

Theo quy định khoản 1 Điều 20 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định trách nhiệm lấy kiến về quy hoạch theo đó, “cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị. Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến”60. khoản 3, Điều 20 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định “Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch đô thị.”61 Điều 21, Luật Quy hoạch đô thị 2009 cũng quy định về hình thức lấy ý kiến. Theo đó, việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Nhằm tránh việc “bưng bí” thông tin quy hoạch để trục lợi cá nhân, Điều 55 Luật Quy hoạch đô thị 2009 đã quy định trách nhiệm của cơ quan nắm giữ

60http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=91026 class_id=1&mode=detail&document_id=91026

61 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=91026 class_id=1&mode=detail&document_id=91026

thông tin về quy hoạch phải công khai, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị cho các tổ chức, cá nhân yêu cầu. Theo đó, việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình thứ, qua phương tiện thông tin đại chúng và cấp chứng chỉ quy hoạch. Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành. Cơ quan cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu do mình cung cấp.

Ngoài ra, khoản 7 Điều 16 Luật quy hoạch đô thị 2009 quy định về các hành vi bị cấm trong đó có hành vi “Từ chối cung cấp thông tin, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cung cấp sai thông tin về quy hoạch đô thị”.

Như vậy, Luật Quy hoạch đô thị 2009 đã bước đầu quy định về các trường hợp cơ quan nhà nước nắm giữ thông tin phải công bố, công khai các thông tin về quy hoạch và thực hiện việc cung cấp thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là Luật Quy hoạch đô thị 2009 chưa quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể có trách nhiệm công khai thông tin, cung cấp thông itn thie yêu cầu. Thiếu các quy định về chế độ của cán bộ, công chức trước pháp luật về việc không thực hiện việc công khai thông tin hoặc không cung cấp thông tin cũng như các chế tài xử lý trong các trường hợp này. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là chưa đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho thị trường62. Điều này thể hiện qua việc tiếp cận các thông tin về quy hoạch, dự án, kế hoạch phát triển quy hoạch và kinh tế của chính quyền các cấp thiếu công khai, minh bạch và được cấp giữ như thứ bí mật và trở thành nguồn lợi cho những người nắm giữ chúng63. Mặc dù thể chế về quy hoạch từng bước hướng tới việc đảm bảo việc cung cấp thông tin cho thị

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w