Cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 61)

1. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tiếp cận và khai thác các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu

2.2.6. Cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin

Đối với trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin. Tại Việt Nam, việc khiếu nại, khiếu kiện về tiếp tiệp thông tin được thực hiện thông qua con đường hành chính trên cơ sở Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011 và Luật Tố tụng hành chính 2010. Theo đó, việc khiếu nại sẽ do cơ quan có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại sẽ xem xét và giải quyết khiếu nại đó lần đầu. Đây được xem là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc trước khi tiến hành khởi kiện vụ việc hành chính đó ra tòa án nhân dân. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn luật định mà khiếu nại vẫn chưa được giải quyết thì người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện

vụ án hành chính tại tòa án nhân dân. Trường hợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp mà họ vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quá thời hạn luật định mà khiếu nại vẫn không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân cung cấp với cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 cũng quy định “thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.”59

Trường hợp người dân khởi kiện vụ án tại tòa án thì đương nhiên họ cũng có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân cấp sơ thẩm hoặc bản án, quyết định của tòa án bị kháng nghị của các chủ thể có thẩm quyền.

Về cơ quan giải quyết khiếu nại, khiếu kiện. Theo quy định Khoản 5, Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 “Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại”. Như vậy, tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi không thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc thực hiện việc cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác,… có thể bị người yêu cầu cung cấp thông tin khiếu nại. Khi đó, họ sẽ là cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu và cơ quan trực tiếp cấp trên của họ sẽ giải quyết khiếu nại lần thứ hai. Ngoài các quy định chung trong quá trình giải quyết khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại 2011, trong các lĩnh vực cụ thể khác nhau thì pháp luật cũng có quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại như Nghị định số

59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Điều 11 quy định về bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trường hợp người bị khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc là người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội thì khiếu nại lên Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật Khiếu nại 2011 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của một số chủ thể như chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh; thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương, giám đốc sở và cấp tương đương, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…

Đối với cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay vẫn là Tòa án nhân dân cấp Huyện, cấp tỉnh, thành phố. Thực hiện hai cấp xét xử như một vụ án hành chính bình thường mà không có cơ chế giải quyết trọng tài trong vụ việc này.

Như vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin ở Việt Nam giống như cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về hành vi hành chính, quyết định hành chính trong Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố tụng hành chính 2010.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w