1. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tiếp cận và khai thác các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu
2.2.4. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước
Thứ nhất, đối với các thông tin phải công bố, công khai
Việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân thông qua các quy định về trách nhiệm công khai thông tin của các cơ quan công quyền được thể hiện trong nhiều văn bản luật khác nhau. Chẳng hạn, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Ngân sách năm 2002, Luật kế toán 2003, Luật kiểm toán năm 2005. Khoản 3 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: “Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của pháp luật”. Khoản 2 Điều 78 Luật này cũng quy định rõ văn bản quy phạm pháp luật không đăng công báo thì không có hiệu lực thi hành (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước). Theo Điều 3 Luật ngân sách nhà nước năm 2002, ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch; Khoản 1 Điều 13 của Luật này quy định dự toán, kiểm toán, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hổ trợ phải công bố công khai. Theo Điều 32 Luật kế toán 2003 đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước phải công khai quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm và các khoản thu, chi tài chính khác…
Ở các lĩnh vực cụ thể, pháp luật quy định trách nhiệm cung cấp thông tin công khai đối với các thông tin luật định và thời hạn đảm bảo thông tin phải cung cấp. Trên thực tế, việc công bố, công khai thông tin còn mang tính chất hình thức. Điều này thể hiện các
thông tin khi nhà nước công bố trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, giá đất vẫn còn chậm, khó hiểu, phức tạp ngay cả chuyên gia trong lĩnh vực đó cũng không hiểu được. Bên cạnh đó các thông tin công khai khi đến được với người dân chưa đồng đều, chưa phổ biến, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan,
người đứng đầu cơ quan nắm giữ thông tin. Điều này dẫn đến thực trạng có nhiều thông tin không được cung cấp chính thức, dẫn đến gây tâm lý không ổn định của người dân, gây thiệt hại về kinh tế và niềm tin của người dân.
Thứ hai, đối với các thông tin theo yêu cầu của công dân/tổ chức. Trong hoạt động này, các yêu cầu được xem xét dựa trên những quy phạm pháp luật có liên quan, nếu yêu cầu nằm trong giới hạn pháp luật cho phép, yêu cầu cung cấp thông tin sẽ được đáp ứng và thỏa mãn, nếu từ chối phải đưa ra những lý do xác đáng. Cụ thể, Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước quy định, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Điều 31, Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không
Hộp số 2.3. Cung cấp thông tin cho báo chí Điều 7. Cung cấp thông tin cho báo chí Luật Báo chí năm 1989 sửa đổi năm 1999
Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin...
cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.
Như vậy, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về việc công khai thông tin tuy nhiên rất ít văn bản quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi công dân yêu cầu. Thực trạng trên dẫn đến việc cung cấp thông tin còn mang tính chất ban phát, tùy tiện “ xin – cho”. Hiện tượng sách nhiễu của cán bộ, chính quyền ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi tiếp cận với các thông tin này. Hoặc khi người dân yêu cầu cung cấp thông tin ví dụ trong trường hợp xem quy hoạch sử dụng đất, trích lục giấy tờ quyền sử dụng đất thì việc cung cấp còn chậm, không đúng thời hạn và người dân khi muốn tiếp cận đúng hạn, nhanh các thông tin này phải trả các khoản “phí” ngoài quy định rất lớn. Việc pháp luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của cán bộ cung cấp thông tin đến đâu và cơ sở đế đánh giá cán bộ cung cấp đó có làm hết trách nhiệm hay không được được quy định rõ. Điều này dẫn đến khó việc quy kết trách nhiệm của các cán bộ thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin khi họ có các hành vi ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của người dân. Chẳng hạn, Luật Kiểm toán nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với đơn vị kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan như từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước (Điều 12). Tuy nhiên, chưa có chế tài cụ thể để xử lý trường hợp vi phạm.