c) Thông tin liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người yêu cầu.
3.2.2. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
Chi phí tiếp cận thông tin là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân cũng như tính khả thi của Luật. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, các khoản thu phí tiếp cận thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tiếp cận thông tin, có thể tạo ra một số rào cản không cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định nguyên tắc cung cấp thông tin là trách nhiệm của nhà nước. Do đó, việc quy định khoản phí tiếp cận thông tin phải hợp lý, không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Thông thường các khoản phí người dân phải trả khi tiếp cận thông tin ở các nước đó là các chi phí thực tế cho việc in ấn, sao chụp... hồ sơ, tài liệu chi phí tìm kiếm, xử lý thông tin; chi phí gửi hồ sơ, tài liệu qua đường bưu điện.
Việc quy định các khoản phí như vậy sẽ hợp lý, phù hợp với tâm lý của người dân. Điều này sẽ thúc đẩy, khuyến khích việc tiếp cận thông tin, bảo đảm rằng vấn đề chi phí không thể trở thành một lực cản trong việc tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức. Hiện nay, chúng ta đã có Pháp lệnh Phí và Lệ phí 2002 (được sửa, bổ sung năm 2009), việc quy định mức phí cụ thể do Chính phủ quy định. Do đó, chúng tôi cho rằng, Luật Tiếp cận thông tin chỉ quy định mang tính nguyên tắc, dẫn chiếu đối với các quy định về phí sẽ hợp lý hơn.
3.2.2. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cận thông tin
Thực tiễn thi hành Luật tiếp cận thông tin tại nhiều quốc gia cho thấy, các cơ quan nắm giữ thông tin thường có xu hướng không muốn cung cấp hoặc trì hoãn việc cung cấp thông tin nếu không có cơ chế giám sát chặt chẽ. Để quyền tiếp cận thông tin của người dân được thực thi trong thực tiễn, đồng thời, hạn chế việc các cơ quan nắm giữ thông tin lạm dụng quyền hạn của mình từ chối hoặc không kịp thời cung cấp thông tin cho người dân, hầu hết các quốc gia đều cơ chế kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân theo quy định của hiến pháp, luật tiếp cận thông tin của nước mình.
Một trong những cơ chế giám sát có tính chất truyền thống mà hầu hết các quốc gia đều thực hiện, đó là cơ chế giám sát trong nội bộ hệ thống hành chính thông qua việc giải quyết khiếu nại hành chính. Công dân có quyền khiếu nại đối với một quyết định từ chối cung cấp thông tin lên cơ quan cấp trên của cơ quan từ chối cung cấp thông tin. Quy trình này được cho là ít tốn kém và nhanh chóng, nhưng thực tiễn ở phần lớn các quốc gia cho thấy, đây là một quy trình kém hiệu quả, vì các cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính thường có xu hướng ủng hộ các quyết định từ chối cung cấp thông tin của cơ quan cấp dưới.
Sau khi quy trình giải quyết khiếu nại hành chính kết thúc, pháp luật các nước đều quy định công dân có thể tiếp tục khiếu nại đến một cơ quan khác không nằm trong hệ thống cơ quan hành chính. Cơ quan đó có thể là Ombudsman ( cơ quan Thanh tra nhà nước) hoặc Uỷ ban thông tin độc lập. Hiện nay, có khoảng trên 20 quốc gia cho phép công dân khiếu nại đến một cơ quan Ombudsman. Cơ quan này có thẩm quyền xem xét lại các quyết định do cơ quan hành chính đã ban hành bao gồm cả quyết định từ chối cung cấp thông tin và quyết định giải quyết khiếu nại trước đó. Cơ quan Ombudsman không có quyền ban hành các quyết định mang tính cưỡng chế, nhưng ở hầu hết các quốc gia, những khuyến nghị của cơ quan này có tầm ảnh hưởng lớn và thường được các cơ quan hành chính tuân thủ. Ở một số quốc gia, cơ quan Ombudsman còn có quyền lực rất lớn, có thể thực hiện các hoạt động điều tra khi xem xét các vụ khiếu nại.
Trong thời gian gần đây, xu hướng chung của các quốc gia là thành lập một Uỷ ban thông tin độc lập để chuyên trách thực hiện chức năng giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thông tin. Uỷ ban này có thể là một cơ quan trực thuộc Quốc hội hoặc trực thuộc Văn phòng Thủ tướng, thậm chí có thể là một thiết chế độc lập hoàn toàn. Ở một số quốc gia như Slovenia, Serbia, Ireland và Vương quốc Anh, Uỷ ban thông tin được coi như một cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng, quyết định của Uỷ ban này có tính chất cưỡng chế và các cơ quan hành chính phải tuân theo. Thông thường, Uỷ ban thông tin có các thẩm quyền sau: hướng dẫn các cơ quan nhà nước trong việc thi hành Luật tiếp cận thông tin;
theo dõi, đánh giá thực hiện Luật tiếp cận thông tin; hỗ trợ các cơ quan tăng cường năng lực trong việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin. Ủy ban thông tin cũng là cấp cuối cùng giải quyết khiếu nại về việc cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay, việc thành lập một cơ quan hoàn toàn độc lập chuyên trách giám sát việc thực thi bảo đảm quyền tiếp cận thông tin khi đã được hiến định và khi Luật Tiếp cận thông tin được ban hành là chưa thực sự thích hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức, trong điều kiện chưa thành lập một cơ quan hoàn toàn độc lập chuyên trách giám sát việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cần phải có cơ chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin. Theo đó, Chính phủ cần giao cho một cơ quan cấp Bộ có thể là Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện chức năng này.
Ngoài ra, theo Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (được sửa đổi, bổ sung 2007), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban dân dân 2003 thì chúng ta còn cơ chế giám sát của cơ quan quyền lực với các cơ quan hành chính. Theo đó, ở trung ương Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền giám sát tối cao đối với việc thực thi luật; để thực hiện chức năng giám sát tối cao, hằng năm Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trong phạm vi cả nước. Ở địa phương, Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức ở địa phương đình kỳ 6 tháng và hàng năm; xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong phạm vi địa phương. Ngoài ra, theo Điều 2, Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam 1999 quy định nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước trong đó có việc giám sát xã hội việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin đã được hiến định. Những quy định về các cơ quan giám sát này cũng cần được pháp điển trong Dự án Luật Tiếp cận thông tin.
Như vậy, bảo đảm quyền hiến định, quyền cơ bản của công dân và bảo đảm tính thực thi của quyền tiếp cận thông tin, đồng thời hạn chế việc các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức quản lý thông tin lam dụng quyền hạn, từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đúng yêu cầu, không kịp thời thì cần có cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu và cân nhắc giải pháp trong việc thành lập một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng này.