Hầu hết luật tiếp cận thông tin các nước đều quy định ngoài các trách nhiệm kỷ luật, hành chính, dân sự đối với các hành vi vi phạm liên quan đến quyền tiếp cận thông tin thì pháp luật số nước cũng hình sự hóa đối với một số hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin. Trách nhiệm này thường được quy
45 Bộ Tư pháp (2011), Đề tài khoa học cấp bộ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin, Hà Nội. thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin, Hà Nội.
định dành cho đối tượng thực hiện trách nhiệm của mình đó chính là các cơ quan nhà nước mà trực tiếp là các cán bộ phụ trách giải quyết quyền tiếp cận thông tin của người dân. Đối với các cán bộ nhà nước giải quyết quyền tiếp cận thông tin có thể bị kỷ luật nếu có các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin như từ chối cung cấp thông tin, cản trở, tiêu hủy tài liệu....trường hợp gây thiệt hại sẽ phải bồi thường dân sự. Việc hình sự hóa các hành vi vi phạm các quy định về tiếp cận thông tin được áp dụng cho các hành vi cản trở việc tiếp cận thông tin. Đây là một trong những chế tài mang tính nghiêm khắc và răn đe đối với các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của người dân nghiêm trọng. Trách nhiệm hình sự đặt ra có thể được quy định cụ thể ngay trong Luật tiếp cận thông tin của nước đó hoặc chỉ quy định mang tính nguyên tắc còn việc quy định đối với các hành vi cụ thể được quy định trong văn bản khác. Ở Nam Phi, trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể ngay trong luật tiếp cận thông tin. Điều này thể hiệu ở Điều 90, Luật Thúc đẩy tiếp cận thông tin của Nam Phi 2000 “Một người có những hành vi dưới đây: (a) Phá hoại, làm tổn hại hoặc tiêu hủy một hồ sơ; (b) ăn cắp một hồ sơ; (c) làm giả hoặc làm sai lệch nội dung của một hồ sơ; Sẽ bị coi là cấu thành tội phạm và sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù đến hai năm”46. Luật tiếp cận thông tin của Ba Lan quy định “Bất kỳ người nào, không kể chức trách cương vị của mình mà từ chối cho phép tiếp cận thông tin Nhà nước sẽ có thể bị phạt tiền, bị hạn chế tự do hoặc phạt tù tối đa một năm”47
2.5.4. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đảm bảo việc cung cấp thông tin đến người dân một cách nhanh nhất, thuận lợi, đơn giản, đỡ tốn kém chi phí được sử dụng phổ biến. Điều này không những mở rộng quyền tiếp cận thông tin mà còn giảm tải việc phải giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin của người dân. Điều này thể hiện ở bất kỳ người dân nào cũng có thể sử dụng các công nghệ thông tin đặc biệt là hệ thống mạng internet có thể truy cập vào
46 Luật Thúc đầy tiếp cận thông tin Nam Phi 2000, Nguồn: Khoa luật, Đại học Quốc gia (2011), Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
47 Khoa luât, Đai học quốc gia Hà Nội (2011), Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, Điều 12, Luật về thông tin, công nghệ thông tin và bảo vệ thông tin của Liên bang Nga 2006. Nam, Điều 12, Luật về thông tin, công nghệ thông tin và bảo vệ thông tin của Liên bang Nga 2006.
các hệ thống dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước đề lấy các thông tin cho mình. Điều này cũng thuận lợi khi cho người yêu cầu tiếp cận thông tin có thể đề nghị cơ quan cung cấp thông tin chỉ cần đưa ra các chỉ dẫn để họ có thể tự tiếp cận được các thông tin này.
Luật về thông tin, công nghệ thông tin và bảo vệ thông tin của Liên bang Nga với nhiều quy định trong việc tiếp cận thông tin qua cá hệ thống cung cấp thông tin. Trong đó, Điều 12 Luật này quy đinh “điều chỉnh các quan hệ gắn liền với việc tìm kiếm, nhận, gửi, sản xuất và truyền bá thông tin bằng việc sử dụng công nghệ thông tin – tin học hóa được thực hiện trên nguyên tắc do Luật này quy định; Phát triển hệ thống thông tin khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho công dân, tổ chức, các cơ quan nhà nước, các chính quyền địa phương và bảo đảm mối liên hệ giữa các hệ thống đó”48. Ở Nga có 2 hệ thống cung cấp thông tin chính đó là hệ thống cung cấp thông tin quốc gia – hệ thông thông tin liên bang và hệ thống thông tin địa phương – từng bang. (Điều 13). Đối với một số loại thông tin, Điều 10 luật tiếp cận thông tin công của Cộng hòa Slonenia 2003 còn quy định đây là “trách nhiệm của các cơ quan phải đưa các thông tin công lên mạng như thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, thôn tin về các hoạt động của các cơ quan,...”49
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật tiếp cận thông tin các nước cho thấy, luật tiếp cận thông tin các nước đều hướng tới mục tiêu là cụ thể hóa quyền hiến định về tiếp cận thông tin. Phạm vi tiếp cận thông tin pháp luật các nước đều hướng tới đáp ứng tối đa nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và thiết thập các cơ chế hữu hiệu đảm bảo việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả, ít tốn kém, tăng cường minh bạch, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung. Đối với các trường hợp hạn chế chủ yếu nhằm bảo vệ một cách thỏa đáng thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh
48 Khoa luât, Đai học quốc gia Hà Nội (2011), Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, Điều 12, Luật về thông tin, công nghệ thông tin và bảo vệ thông tin của Liên bang Nga 2006. Nam, Điều 12, Luật về thông tin, công nghệ thông tin và bảo vệ thông tin của Liên bang Nga 2006.