Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Pháp lệnh về công khai thông tin của Chính quyền của nước CHND Trung Hoa 2007, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 25)

quốc gia, quốc phòng và quan hệ quốc tế; (ii) Những thông tin mà việc miễn trừ, không cung cấp chính là để đảm bảo sự an toàn cho công chúng; (iii) Những thông tin liên quan đến việc phòng ngừa, điều tra và khởi tố hành vi phạm tội và hình sự; (iv) Những thông tin liên quan đến bí mật thương mại, lợi ích kinh tế; (v) Những thông tin liên quan đến chính sách kinh tế, tiền tệ, tỷ giá; (vi) Một số thông tin đang trong quá tình thảo luận, chưa có quyết định chính thức về chính sách của các cơ quan công quyền. Bên cạnh đó, Bộ Nguyên tắc của Uỷ ban nhân quyền Liên hợp quốc cũng đưa ra nguyên tắc số 2 và nguyên tắc số 5 liệt kê các loại thông tin quan trọng mà Nhà nước có trách nhiệm công bố cho công chúng biết rộng rãi (bao gồm các thông tin về hoạt động của cơ quan bao gồm chi phí cho các hoạt động đó, mục tiêu,...; các thông tin về yêu cầu khiếu nại hoặc hành độn trực tiếp khác mà công chúng đã thực hiện trong quan hệ với cơ quan; Những hướng dẫn về quy trình, thủ tục,...) và có trách nhiệm cung cấp khi có yêu cầu.

Trên cơ sở kinh nghiệm pháp luật tiếp cận thông tin các nước và các văn kiện quốc tế trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin khi quy định về phạm vi tiếp cận thông tin, Việt Nam có thể nghiên cứu, tham khảo về cách thức khi quy định các loại thông tin như các thông tin nhà nước chủ động công bố, các thông tin được cung cấp khi có yêu cầu và các thông tin bị hạn chế, nhà nước được quyền từ chối cung cấp. Đối với các loại thông tin cụ thể, đặc biệt các thông tin mà nhà nước được miễn trừ, được quyền từ chối cung cấp cần tham khảo các nguyên tắc của Luật mẫu về tự do thông tin nhằm đảm bảo hạn chế tối đa các thông tin mà Nhà nước được miễn trừ.

2.1.2. Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin

Theo pháp luật tiếp cận thông tin của các quốc gia thì chủ thể của quyền tiếp cận thông tin có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Với quan niệm đây là một quyền cơ bản của con người, công dân nên pháp luật tiếp cận thông tin đa số các nước đều quy định theo hướng mở rộng phạm vi của chủ thể có quyền tiếp cận thông tin theo hướng quy định theo hướng phổ quát như dùng cụm từ “mọi

người”, “bất kể ai”25, “công chúng”26, “mọi người dân”27 Đối với các cá nhân, pháp luật tiếp cận thông tin các nước cho phép các cá nhân được tiếp cận tài liệu lưu trữ do các cá nhân hoặc các tổ chức nắm thông tin về cá nhân đó, đồng thời cho phép tiếp cận hoặc sửa đổi các tài liệu lưu trữ cá nhân. Đối với cá nhân khi tiếp cận thông tin thì có nước quy định phải là công dân của nước đó như luật tiếp cận thông tin một số nước như Tây Ban Nha, Ấn Độ quy định đối với các tài liệu hành chính và hồ sơ của cơ quan nhà nước phải là công dân mới được tiếp cận. Luật tiếp cận thông tin Ấn Độ quy định khi một người đến yêu cầu tiếp cận thông tin phải đưa ra các chứng cứ chứng minh mình là công dân Ấn Độ. Tuy nhiên, đa số pháp luật tiếp cận thông tin các nước quy định phạm vi chủ thể tiếp cận thông tin khá rộng, cho phép bất kỳ người nào dù là công dân hay không đều có thể tiếp cận thông tin, thậm chí pháp luật tiếp cận thông tin của một số nước mở rộng đến các trường hợp mà không cần tính đến việc họ có lợi ích pháp lý liên quan hay không như Hiến pháp của Nam Phi, đặc biệt ở Phần Lan người đề nghị cung cấp thông tin có thể dưới dạng vô danh nhằm đảm bảo rằng người yêu cầu cung cấp thông tin không bị phân biệt đối xử.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước khi quy định về vấn đề chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin, chúng tôi thấy rằng Việt Nam khi quy định vấn đề chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin nên thừa nhận cả đối với cá nhân và pháp nhân, tổ chức. Đối với cá nhân, Việt Nam cũng cần cân nhắc trong việc có mở rộng theo hướng bất kỳ cá nhân nào bởi Điều 25 Hiến pháp 2013 mới chỉ dừng lại đây là quyền của công dân. Do đó, Việt Nam nên quy định giới hạn chủ thể tiếp cận thông là công dân Việt Nam và chấp nhận một số ngoại lệ có điều kiện. Người yêu cầu tiếp cận thông tin phải xác định đích danh và phải có mỗi liên hệ với các thông tin cần tiếp cận.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 25)