thông tin một số nước còn quy định thêm các tổ chức tư nhân nắm giữ thông tin cũng là chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin như Luật tiếp cận thông tin của Nam Phi, Đan Mạch. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế thì việc quy định “tổ chức tư nhân như ở Nam phi có trách nhiệm cung cấp thông tin có tính hiệu quả rất thấp”32. Đối với các cơ quan được miễn trừ không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thường là các cơ quan an ninh, cơ quan tình báo như Luật tự do thông tin của Vương quốc Anh, Ấn Độ.
Trên cơ sở kinh nghiệm pháp luật tiếp cận thông tin các nước khi quy định về vấn đề chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin thì Việt Nam có thể nghiên cứu cách thức quy định dưới dạng khái quát, định nghĩa hoặc theo dạng liệt kê theo danh mục các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, phạm vi các cơ quan cung cấp thông tin có thể giới hạn đôi với các cơ quan hành chính hoặc bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước hoặc bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức có sử dụng ngân sách, tài sản Nhà nước. Đối với việc mở rộng chủ thể là các tổ chức tư nhân sử dụng ngân sách nhà nước thì hiện tại Việt Nam chưa nên quy định đối với loại chủ thể này, bởi thực tế ít nước quy định loại chủ thể này vào, đối với các nước ghi nhận chủ thể này thì tính hiệu quả theo đánh giá cũng chưa cao. “Điều này cũng phù hợp với điều kiện của Việt Nam đang trong quá trình cải cách, chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước và việc quy định như vậy sẽ khó đảm bảo tính khả thi”33.
2.1.4. Trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin
Theo kinh nghiệm pháp luật tiếp cận thông tin các nước đều quy định, khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ công dân thì cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin xử lý nhanh và theo đúng trình tự pháp luật quy định. Việc quy định về trình tự thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và tạo cơ chế để các cơ quan liên quan giám sát, giải
32 Toby Mendel, Freedom of information (2008), A comparative legal survey, Second Edition, United Nation, UNESCO, Pari 2008, tr 44. UNESCO, Pari 2008, tr 44.