TS Dương Văn Hậu (2006), Luật Kinh doanh BĐS và vai trò của nó đối với thị trường BĐ Sở nước ta”, Tạp chí Dân chủ pháp luật 2006 – Số chuyên đề về Bất động sản, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 65)

trường khi quy định trách nhiệm của cơ quan xây dựng quy hoạch như việc quy định việc lấy ý kiến nhân dân, việc công bố quy hoạch…. Tuy nhiên, những quy định này chưa đảm bảo tính minh bạch do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể như chưa quy định trách nhiệm lấy ý kiến, thời điểm lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến,…hay khi công bố thông tin về quy hoạch chưa đảm bảo nguyên tắc dễ đọc, dễ hiểu mà làm cho những người trong nghề cũng không hiểu nổi quy hoạch64. Việc thiếu công khai, minh bạch trong lĩnh vực quy hoạch cũng được khẳng định trong Báo cáo khảo sát về thực trạng tiếp cận thông tin do Bộ Tư pháp thực hiện năm 2009. Theo đó, Báo cáo khẳng định “Trên thực tế, việc công bố, công khai thông tin nhất về các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, giá đất còn chậm và hình thức, thiếu hiệu quả”.65

Theo GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, quy hoạch đất đai của chúng ta không công khai, minh bạch nên nhiều đối tượng trục lợi từ việc này. Một mảnh đất sắp lên đô thị, thông tin sẽ rò rỉ “kín đáo” cho một đối tượng nào đó, anh ta sẽ mua trước với giá rất rẻ. Đến khi đất đó trở thành đô thị, anh ta bán với giá đắt gấp hàng trăm, nghìn lần, lợi nhuận ấy rơi vào túi cá nhân, nhà nước không hề có lợi nhuận… Bưng bít thông tin như thế gây bất bình đẳng về thông tin dẫn đến những thiệt hại nhất địa cho người dân không có thông tin và người có thông tin thì trục lợi.66

Như vậy, mặc dù pháp luật đã có các quy định trong việc đảm bảo người dân tiếp cận với thông tin quy hoạch nhưng trên thực tế những thông tin được phổ cập thì thông tin đó rất muộn, thậm chí thông tin đó vừa mới phổ cập đã có sự thay đổi, điều chỉnh làm người dân không biết thông tin nào là chính xác, dẫn đến tâm lý hoang mang của người dân cũng như các nhà đầu tư. Trong khi đó chế độ trách nhiệm đối với các cơ quan, cán bộ phụ trách công tác này không được quy định cụ thể, rõ ràng và điều tất yếu quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quy hoạch là không được đảm bảo.

64 http://ashui.com/mag/index.php/tuongtac/goc-nhin/96-goc-nhin/1014-quy-hoach-do-thi-khong-minh-bach-vi-giang-co-loi-ich.html giang-co-loi-ich.html

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w