Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo phục vụ xây dựng Dự án Luật tiếp cận thông tin tại Việt Nam, Hà Nội 42 Viện Nghiên cứu qquyền con người, (2007) Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 38)

42 Viện Nghiên cứu qquyền con người, (2007) Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

chế giải quyết khiếu nại hành chính nội bộ; trao cho cơ quan độc lập giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu kiện về quyền tiếp cận thông tin ở tòa án.43

2.4.1. Cơ sở giải quyết khiếu nại, khiếu kiện

Qua nghiên cứu cơ sở giải quyết khiếu nại, khiếu kiện là đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân được quy định trong luật về tiếp cận thông tin của mỗi nước. Tuy nhiên, có nước quy định rõ điều kiện cụ thể để người dân thực hiện quyền khiếu nại như Luật tiếp cận thông tin của Ấn Độ 2005 cơ sở khiếu nại gồm: Không được tạo điều kiện cung cấp thông tin; bị từ chối cung cấp thông tin; bị từ chối cung cấp thông tin; không phản hồi đúng thời hạn; phải trả lệ phí vô lý; thông tin sai lạc không đầy Đủ. Đối với Luật tiếp cận thông tin của Ba Lan 2001 quy định: Khi không thỏa mãn với giải trình của cơ quan công quyền không cung cấp thông tin theo phương cách được yêu cầu hoặc từ chối cung cấp thông tin theo quy định của Luật, chủ thể có quyền khiếu nại. Ở Cộng hòa Slovenia quyền khiếu nại đựoc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 khi bị từ chối cung cấp thông tin44 hay Điều 5 Luật tiếp cận thông tin Canada 1985, Luật tiếp cận thông tin Nam Phi 2000,...Tuy nhiên, cũng có một số nước quy định cơ sở thực hiện quyền khiếu nại của người dân theo một cách chung nhất, đó là khi “khi có sự vi phạm các quy định của luật” như Luật tiếp cận thông tin của Albania 1999, Luật tiếp cận thông tin Hàn Quốc 1996. Đặc biệt, trong pháp luật tiếp cận thông tin của Nhật Bản dù không có quy định cụ thể trong luật nhưng thực tế người dân vẫn có quyền khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin và coi đây là một quyền mặc nhiên.

Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật của các nước quy định cơ sở pháp lý thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện cho thấy đa số pháp luật các nước đều có quy định cụ thể về điều kiện để thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện. Theo đó, thông thường người dân thực hiện quyền khiếu kiện khi các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin từ chối cung cấp thông tin, không cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới (Trang 38)