trên thực tế, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng nhận thức được đầy đủ về quyền này của mình.
Theo dõi dư luận xã hội thời gian gần đây cho thấy người dân, các tổ chức đặc biệt quan tâm tới các vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống của họ và người thân69 như các vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe, ô nhiễm môi trường, sản phẩm chất lượng như các vụ việc vedan, dịch sởi, mỹ phẩm giả, thịt, mực giả...Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, kết quả thống kê tổng thể về nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, trong thời gian có một cuộc điều tra cơ bản do Bộ Tư pháp thực hiện trong năm 2010-2011 đánh giá về thực trạng nhận thức về quyền tiếp cận thông tin.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhận thức về quyền tiếp cận thông tin còn hạn chế do từ cả hai phía người dân – đối tượng có quyền và cán bộ cơ quan nhà nước – đối tượng có nghĩa vụ. Trước hết, về phía người dân nhận thức chưa đầy đủ về quyền được thông tin của mình theo quy định của pháp luật. Cụ thể, khi được hỏi pháp luật hiện nay của Việt Nam có cho phép người dân được quyền tìm hiểu thông tin tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không, thì vẫn còn 124 người trả lời không biết và 60 người trả lời không trên tổng số 1272 người dân tham gia khảo sát.
Cũng liên quan đến vấn đề này, dự án đã thiết kế một câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản là “Theo ông/bà, cơ quan nhà nước có cần thiết phải cung cấp thông tin mà cơ quan đó đang quản lý không?”. Tuy nhiên, câu hỏi này khi hỏi các đối tượng khác nhau.Về phía người dân và doanh nghiệp, có 93,7% doanh nghiệp và 90,4% người dân khi được hỏi đã lựa chọn phương án trả lời có. Điều này cũng đồng nghĩa còn tỉ lệ 6,3% doanh nghiệp và 9,6% người dân cho rằng cơ quan nhà nước không cần phải cung cấp thông tin mà cơ quan đó đang quản lý. Về phía cán bộ cơ quan nhà nước, có 91,3% cán bộ được hỏi đồng ý với phương án cơ quan nhà nước cần phải cung cấp thông tin mà cơ quan đó đang quản lý và 8,7% cán bộ