CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC – KỸ THUẬ T

Một phần của tài liệu giáo trình luật hành chính việt nam những vấn đề chung của luật hành chính (Trang 42)

Khác với hệ thống các nguyên tắc chính trị xã hội, các nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật

ñiều chỉnh về phương diện ñịnh hướng trong việc sắp xếp, tổ chức có tính chất kỹ thuật trong việc ban hành, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước. Hệ

thống các nguyên tắc tương ñối linh hoạt, chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi mức ñộ và tầm vóc phát triển của xã hội. Vì vậy, chúng tồn tại ổn ñịnh trong một giới hạn về mặt thời gian nhất

ñịnh.

3.1Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo ñịa giới hành chính

Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những ñơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh có

cùng một cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay các tổ chức, ñơn vị hoạt ñộng với cùng một mục ñích giống nhau. Có sự phân chia các hoạt ñộng theo ngành tất yếu dẫn ñến việc thực hiện hoạt

ñộng quản lý theo ngành.

Quản lý theo ngành là hoạt ñộng quản lý ở các ñơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa,

xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt ñộng với cùng một mục ñích giống nhau nhằm làm cho hoạt ñộng của các tổ chức, ñơn vị này phát triển một cách ñồng bộ, nhịp

nhàng, ñáp ứng ñược yêu cầu của nhà nước và xã hội. Hoạt ñộng quản lý theo ngành ñược thực hiện với hình thức, quy mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng ñịa hay một vùng lãnh thổ.

Quản lý theo ñịa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi ñịa bàn nhất ñịnh theo sự

phân vạch ñịa giới hành chính của nhà nước. Quản lý theo ñịa giới hành chính ở nước ta

ñược thực hiện ở bốn cấp:

- Cấp Trung ương (cấp nhà nước) - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Xã, phường, thị trấn.

Nội dung của hoạt ñộng quản lý theo ñịa giới hành chính gồm ñề ra các chủ trương, chính sách, có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên một phạm vi toàn lãnh thổ. Bắt ñầu từ quy hoạch xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, ñời sống dân cư

sống và làm việc trên lãnh thổ. Tiếp ñó, có sự tổ chức ñiều hòa phối hợp sự hợp tác, quản lý thống nhất về khoa học công nghệ, liên kết, liên doanh các ñơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ.

Trong hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành luôn ñược kết hợp chặt chẽ với quản lý theo ñịa giới hành chính. ðây chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền ñịa phương theo sự

phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, mang tính cần thiết, khách quan. Nội dung của quản lý theo ñịa giới hành chính:

+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên lãnh thổ, nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả từ trung ương ñến ñịa phương.

+ Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất và ñời sống dân cư sống và làm việc trên một ñịa giới hành chính. ðầu tư kinh tế luôn ñược khuyến khích và chú ý trong quá trình lập dự án hạ tầng. Tuy nhiên, phải có kế hoạch và ñịnh hướng, tránh tình trạng "ñầu tư ñi trước, quy hoạch theo sau", làm sự phát triển và an cư bị xáo trộn, gây mất cân bằng trong quản lý kinh tế-xã hội.

+ Tổ chức ñiều hoà, phối hợp, hợp tác liên doanh giữa các ñơn vị kinh tế trực thuộc Trung ương về những mặt có liên quan ñến linh tế- xã hội trên ñịa bàn lãnh thổ; bảo ñảm cho các ñiều kiện ở ñịa phương phục vụ cho phương hướng phát triển của trung ương, và ña dạng hoá các khả năng, ngành nghề phát triển.

+ Tổ chức, chăm lo ñời sống nhân dân trên một ñịa bàn lãnh thổ, không kể các nhân, tổ chức ñó do Trung ương hay ñịa phương quản lý. Mặt khác, bảo ñảm sự chấp hành pháp luật chính sách của ñịa phương, không trái với Trung ương.

3.2Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

Khi thực hiện hoạt ñộng quản lý ngành ñòi hỏi các chủ thể quản lý phải thực hiện rất nhiều việc chuyên môn khác nhau như lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, quản lý thực hiện các khoản thu chi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Do khối lượng công việc quản lý ngày càng nhiều và mang tính chất phức tạp nên ñòi hỏi tính chuyên môn hóa cao, vì thế nhu cầu quản lý theo chức năng luôn ñược ñặt ra.

Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất ñịnh của hoạt

ñộng quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau.

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng nhằm ñảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các ñơn vị, tổ chức trong ngành, ñồng thời bảo ñảm mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt ñộng của hệ thống ngành ñược phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả.

Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng, có sự kết hợp giữa Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch và ñầu tư,

Bộ Giao thông vận tải...Trong ñó, Bộ Xây dựng có vai trò trung tâm, kết hợp với các Bộ

và các cơ quan hữu quan lập nên các dự án quy hoạch xây dựng tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy ñịnh của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên môn ñược hình thành ñể

thực hiện việc quản lý theo chức năng. Theo hệ thống dọc có Bộ, Sở, Phòng, Ban chuyên môn quản lý chức năng, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý theo chức năng có thẩm quyền

ở cấp trên. Nguyên tắc này thể hiện quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan quản lý theo chức năng trong việc thực hiện các hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể:

- Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy phạm pháp luật, các mệnh lệnh cụ thể liên quan ñến chức năng quản lý của mình theo quy ñịnh của pháp luật, có tính chất bắt buộc thực hiện ñối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chủ trương do mình ñề ra, xử lý hay ñề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chủ trương ñó theo quy ñịnh của pháp luật.

Có thể nói nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng là một nguyên tắc có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước, nó giúp cho hoạt ñộng của bộ máy hành chính nhà nước có sự ñồng bộ và thống nhất với nhau. Nếu thiếu sự liên kết này, hoạt ñộng của ngành trở nên thiếu ñồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ ñến hiệu quả của hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước.

3.3 Phân ñịnh chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh

Theo Hiến pháp 1992, ñã ñược sửa ñổi, bổ sung năm 2001, nước CHXHCN Việt

Nam, “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường ñịnh hướng XHCN" (ðiều 15). Liên quan ñến chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, có các vấn ñề sau:

- Tuy nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, nhà nước không phải là người trực tiếp kinh doanh. Các cơ quan nhà nước ñịnh ra chiến lược, quy hoạch và ñịnh hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý có cơ sở pháp lý ổn ñịnh vững chắc. Các tổ chức kinh doanh có nhiệm vụ chấp hành và cụ thể hoá chiến lược và kế

hoạch kinh tế- xã hội của nhà nước, thực hiện cơ chế kinh doanh, tiêu chuẩn, ñịnh mức của nhà nước, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Nhà nước có chức năng tổ chức và ñiều chỉnh nền kinh tế quốc dân bằng những biện

pháp vĩ mô: thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính, tạo khung cho cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện kinh doanh như: xây dựng, vận tải, ngân hàng... trong phạm vi vĩ mô, nhằm tạo nhiều của cải vật chất thiết yếu cho xã hội, tránh sự ñộc quyền của tư nhân, có thể ảnh hưởng không tốt

ñến nền kinh tế quốc dân.

- Khác với các mối quan hệ trong hoạt ñộng chấp hành ñiều hành, các quan hệ trong hoạt

ñộng kinh doanh của các tổ chức kinh doanh ñược ñiều chỉnh bình ñẳng theo quan hệ

pháp luật dân sự, luật thương mại.

- Nếu các cơ quan nhà nước hoạt ñộng bằng ngân sách nhà nước, thì các tổ chức kinh doanh là những tổ chức ñộc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kinh tế. - Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý hành chính

nhà nước sẽ tạo ñiều kiện cho các hoạt ñộng kinh tế thuận lợi, thông thoáng, tự chủ và

ñạt hiệu quả cao.

---

CÂU HỎI

1. Thế nào là nguyên tắc? Giải thích các ñặc ñiểm của hệ thống các nguyên tắc.

2. Tại sao việc quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước? Theo anh (chị), nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong hệ

thống các nguyên tắc trên? Giải thích tại sao?

3. Phân biệt nhóm nguyên tắc chính trị - xã hội và nhóm nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ðiều lệ ðảng Cộng sản Việt Nam, thông qua tại ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ VIII ngày 01/7/1996.

Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51/2001 sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Pháp lệnh XLVPHC có hiệu lực 01/10/2002, sửa ñổi, bổ sung 2007, 2008.

Bài 3:

QUY PHM TRONG QUN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUAN H PHÁP LUT HÀNH CHÍNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình quản lý nhà nước, quy phạm pháp luật ñóng vai trò tích cực và chủ yếu ñể

bảo ñảm các quy tắc quản lý, quy trì, bảo vệ các quan hệ pháp luật hành chính hợp pháp. Ngoài các quy phạm pháp luật, hương ước, quy ước làng bản, thôn xóm cũng ñóng một vai trò nhất ñịnh trong việc tăng cường quản lý, ñặc biệt là ở các thôn, bản thuộc các xã vùng cao, vùng sâu. ðứng dưới góc ñộ ñó, quy phạm dùng cho quản lý nhà nước không chỉ có quy phạm pháp luật hành chính, cũng như việc giải quyết các quan hệ pháp luật hành chính có sử dụng một vai trò không nhỏ của hương ước – quy phạm xã hội.

1. HƯƠNG ƯỚC – QUY PHẠM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.1 Khái niệm và ñặc ñiểm của hương ước

Một phần của tài liệu giáo trình luật hành chính việt nam những vấn đề chung của luật hành chính (Trang 42)