Nền hành chính quốc gia ñược cấu thành bởi ba yếu tố: thể chế hành chính, cán bộ
hành chính và cơ quan hành chính nhà nước. Công cuộc cải cách hành chính vì vậy phải thực hiện ñồng bộ việc: cải cách thể chế, chấn chỉnh bộ máy, xây dựng và làm trong sạch ñội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên trên từng mặt phải tập trung giải quyết một số vấn ñề cấp bách, ñặc biệt là ñối với bộ máy hành chính nhà nước. Muốn chấn chỉnh tổ chức bộ máy hành chính, cần phải:
♦ Khi xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường, việc ñổi mới và hoàn thiện thể chế, cải tổ
bộ máy nhà nước cho ñúng với tầm vóc của một cơ chế tạo hành lang pháp lý, khuyến khích ñầu tư kinh doanh, và tự sắp xếp cơ cấu các khu vực kinh doanh nhà nước là ñòi hỏi thiết yếu.
♦ Mối quan hệ giữa Trung ương và ñịa phương, giữa tập thể và cá nhân ñược làm rõ trên cơ sở vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, phù hợp với ñặc ñiểm của hệ thống hành chính, gắn với nguyên tắc kết hợp với ñặc ñiểm của hệ thống hành chính, và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
♦ Phân ñịnh rõ chức năng giữa trung ương và ñịa phương, giữa cấp các cấp trong chính quyền ñịa phương, tiến tới sự phân ñịnh rõ hơn các ñơn vị hành chính trong cùng một cấp (Ví dụ: chức năng quản lý của tỉnh khác với chức năng quản lý của thành phố...).
ðặc biệt, phải có một nhận thức ñúng hơn về chính quyền ñịa phương như sau:
+ Là cánh tay nối dài của trung ương, chính quyền ñịa phương ñược phân quyền với những chức năng nhất ñịnh. Một mặt, cần phải rõ ràng và khái quát ñể chính quyền ñịa phương chủ ñộng và sáng tạo trong việc quản lý nhà nước ñịa phương mình. Mặt khác, phải tuân thủ pháp luật và sự quản lý của cấp trên theo luật ñịnh.
+ Có một số chức năng phải ñược thực hiện bởi chính quyền ñịa phương, hoặc nên thực hiện bởi chính quyền ñịa phương. Trung ương không nên "tập trung tối ña" lên cấp cao hơn, sau ñó lại trả về cấp thấp hơn vì không thực hiện xuể.
+ Chỉ có pháp luật mới là ranh giới ñúng ñắn nhất xác ñịnh ranh giới giữa chính quyền trung ương và ñịa phương, giữa chính quyền ñịa phương với nhau.
♦ Giữa các cơ quan chuyên môn cùng cấp, ñòi hỏi phải có sự phối hợp. Ví dụ: sự phối hợp giữa các bộ với nhau trong việc giải quyết một công việc, lĩnh vực nếu có. Tuy nhiên phải quy ñịnh từng "loại việc" ở tầm vĩ mô với vai trò của “bộ trung tâm”, ñể từ ñó có sự
chủñộng trong phối hợp.
♦ Từ các căn cứ ñó, cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước sẽ ñược ñiều chỉnh theo hướng giảm dần số lượng. Cần cải tiến, sắp xếp, bố trí lại cán bộ, chức năng của từng cơ quan
ñể bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt ñộng hiệu quả.
--- CÂU HỎI
1. Tại sao nói cơ quan quản lý hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của luật hành chính?
2. Phân loại cơ quan quản lý hành chính nhà nước căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền.
3. So sánh ví trí pháp lý, chức năng của Bộ (bộ, cơ quan ngang bộ) và các cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Nêu tên và chức năng của các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Chỉ rõ các cơ quan ñặc thù. --- TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật tổ chức Quốc hội 2001. Luật tổ chức Chính phủ 2001. Luật Tổ chức HðND và UBND 2003.
Nghị ñịnh của Chính phủ số 178/2007/Nð-CP Quy ñịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ ngày 03/12/2007. (bãi bỏ Nghị ñịnh của Chính phủ số 86/2002/Nð-CP (5/11/2002)).
Nghị ñịnh của Chính phủ số 30/2003/Nð-CP Quy ñịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ (1/4/2003).
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 04 tháng 02 năm 2008.
Nghị ñịnh của Chính phủ số 14/2008/Nð-CP Quy ñịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ngày 04 tháng 02 năm 2008.
Nghị ñịnh của Chính phủ số 91/2006/Nð-CP Quy ñịnh chi tiết thi hành một số ñiều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội ñồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 06 tháng 9 năm 2006.
Bài 5:
QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1. NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1 Khái niệm