Luật hành chính ñiều chỉnh hoạt ñộng quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của
ñời sống xã hội. Trong quá trình thực hiện hoạt ñộng này phát sinh rất nhiều quan hệ xã hội vô cùng ña dạng về thể loại và phức tạp về nội dung cần sự ñiều chỉnh của luật hành chính. Trong phạm vi phần quy phạm pháp luật hành chính, chỉ mới nêu lên một số ít văn bản tiêu biểu ñiều chỉnh các quan hệ quản lý. Trong thực tế số văn bản ñó rất nhiều. Thực tế này không chỉ do sự phức tạp và phạm vi ñiều chỉnh rộng của luật hành chính, mà còn do rất nhiều cơ quan ở các cấp khác nhau ban hành những văn bản có cấp ñộ hiệu lực khác nhau chứa quy phạm pháp luật hành chính. Chỉ trong cơ quan hành chính nhà nước: cấp trung
ương, ngoài Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, còn Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; ở cấp tỉnh lại có trên 60 tỉnh, thành gồm UBND tỉnh, thành. Vì vậy, ở mỗi cấp số
lượng cơ quan có quyền ban hành cũng như số lượng văn bản luật hành chính ñược ban hành cũng rất nhiều.
Tình hình trên dẫn ñến thực tế thường gặp phải là các văn bản nguồn của luật hành chính chồng chéo nhau, mâu thuẫn, hoặc nhiều vấn ñề không ñược ñiều chỉnh. ðiều này cản trở sự thi hành, áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính, gây ra những hạn chế không nhỏ trong việc bảo ñảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý nhà nước. Vì vậy, việc hệ thống hóa các quy ñịnh của luật hành chính là việc vô cùng cấp thiết. Hệ thống hóa ñược thực hiện theo hai cách chính: tập hợp hóa và pháp ñiển hoá.
6.1 Tập hợp hóa
Ở nước ta, “Công báo” là ấn phẩm chính thức công bố tất cả các cơ quan nhà nước cấp trung ương, ra theo ñịnh kỳ phù hợp với thời gian ban hành văn bản. Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, văn bản của trung ương (ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp) phải ñược ñăng công báo. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp hặc thuộc bí mật nhà nước, các văn bản của trung ương nếu không ñược ñăng công báo thì không có hiệu lực thi hành (ðiều 78, Luật ban hành văn bản QPPL 2008). Ởñịa phương, hội ñồng nhân dân và ủy ban nhân dân mỗi tỉnh cũng có ấn phẩm riêng chính thức ñể công bố theo ñịnh kỳ các văn bản của mình. Riêng văn bản cấp huyện, xã thì phải ñược công khai niêm yết.
Tuy nhiên, ấn phẩm “công báo” là hình thức công bố chính thức văn bản pháp luật, không phải là kết quả công tác tập hợp hóa. Hiện tại, công tác tập hợp hoá nguồn của luật hành chính nếu có là những tập sách: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng”, “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch”; “Xử lý vi phạm hành chính”... Dù ñã có xuất bản ña dạng và có một số sách khá công phu, song ñây là sự tập hợp hoá không chính thức. Từ ñó cho thấy, công tác tập hợp hoá vẫn chưa ñược quan tâm ñúng mức.
6.2 Pháp ñiển hóa
Pháp ñiển hóa ñóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật. Pháp ñiển hóa tạo ra tiền ñề ñểñảm bảo pháp chế, thi hành và áp dụng ñúng ñắn pháp luật, ñồng thời thúc ñẩy sự phát triển của khoa học pháp lý.
ðối với ngành luật hành chính, pháp ñiển hóa gặp khó khăn lớn do số lượng quy phạm của nó rất nhiều, các quan hệ xã hội thuộc ngành, lĩnh vực mà nó ñiều chỉnh rất ña dạng. Mặt khác, quản lý nhà nước là một hoạt ñộng luôn phải ñược cập nhật theo những nhiệm vụ mà nó thực hiện theo từng thời kỳ. Vì vậy, các quy phạm luật hành chính phải luôn thay ñổi, phát triển và hoàn thiện. Với lý do ñó, trên thực tế, ta chỉ có thể thấy việc pháp ñiển hóa ñược tiến hành ñối với từng vấn ñề, từng loại chế ñịnh hoặc từng lĩnh vực. Ví dụ, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Luật giao thông ñường bộ vv. Nhìn chung, ñối với ngành luật hành chính, công tác pháp ñiển hóa ở nước ta còn chậm, chưa ñồng bộ. Trong khi
ñó, nhiều nước trên thế giới ñã có bộ luật về trách nhiệm hành chính, bộ luật về thủ tục hành chính.
Ví dụ: Luật Hành chính Hà lan (Awb- General Administrative Law Act) ñược pháp ñiển hoá từ năm 1994 và ñược sửa ñổi, bổ sung năm 1998. Trong ñó, có một số nội dung có tính chất nguyên tắc như: thẩm quyền hành chính nhà nước, phân cấp, phân quyền, tản quyền...; thủ
tục hành chính, chếñịnh cưỡng chế; quyền ñược phản kháng quyết ñịnh hành chính và ñược bảo vệ bằng các chế ñịnh pháp lý. Trong ñó, có một ñiểm nổi bật ñáng bàn luận là Toà hành chính (Council of State) là cơ quan ñộc lập với cơ quan quản lý nhà nước (ñộc lập với nội các, Chính phủ) và trên thực tế giải quyết ñược hầu hết các khiếu kiện của nhân dân và có tác ñộng tích cực trong quản lý hành chính nhà nước.