Quyền hạn và quyền lợi của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu giáo trình luật hành chính việt nam những vấn đề chung của luật hành chính (Trang 127)

5. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

5.2Quyền hạn và quyền lợi của cán bộ, công chức

Quyền hạn

Là thẩm quyền của cán bộ, công chức nhà nước ñược giao một công vụ nhất ñịnh, giới hạn và xác ñịnh trong phạm vi pháp luật. Tương ứng với quyền hạn không chỉ là thẩm quyền trong việc thực hiện một công vụ mà còn bao hàm cả trách thực hiện công vụ ñó. Nói cách khác ñó không chỉ là năng lực hành vi ñể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư

cách là chủ thể quản lý, là chủ thể có quyền mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể

phải tham gia vào quan hệ pháp luật ñó thông qua việc ban hành quyết ñịnh hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính.

Mỗi cán bộ công chức tương ứng với vai trò, vị trí của mình có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng ñược quy ñịnh trong pháp luật và chính sách (quy chế, ñiều lệ...). Do vậy, việc xác ñịnh quyền hạn chung cho tất cả cán bộ công chức là ñiều không thể thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn có thể xác ñịnh rằng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước gắn liền với chức vụ nhà nước là phương tiện ñể cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ

của mình. Do vậy, cán bộ, công chức nhà nước không ñược quyền sử dụng quyền hạn nhà nước trao cho ñể thực hiện các mối quan hệ ngoài các mối quan hệñược nhà nước cho phép.

ðồng thời, khi tham gia vào các mối quan hệ có liên quan tới công vụ ñược nhà nước giao phó cán bộ, công chức nhà nước cũng không ñược thực hiện hành vi vượt quá thẩm quyền của mình. Cán bộ, công chức nhà nước phải sử dụng ñầy ñủ thẩm quyền ñể hoàn thành tốt nhiệm vụ ñược giao, việc từ chối thẩm quyền (vô quyền) và vượt quá thẩm quyền cho phép (lạm quyền) ñều là hành vi không hợp pháp và phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân. Bởi vì, trong cơ chế thực hiện công vụ, quyền hạn và sự thi hành quyền hạn của cán bộ công chức ñặt dưới sự theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra và chất vấn của các cơ

quan, tổ chức hữu quan, cũng như công dân thông qua quyền khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

Quyền lợi

Là những quyền lợi mà mọi cán bộ, công chức nhà nước ñều ñược hưởng. Những quyền hạn này không gắn với chức vụ cụ thể mà gắn với hoạt ñộng công vụ nói chung, ñó là:

- Cán bộ, công chức nhà nước có quyền ñược hưởng lương các chế ñộ bảo hiểm xã hội và các phụ cấp ưu ñãi theo Bộ luật lao ñộng quy ñịnh chung cho công nhân lao ñộng. - Cán bộ, công chức nhà nước có quyền ñược tham gia hoạt ñộng chính trị xã hội theo

quy ñịnh của pháp luật.

làm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật.

- Cán bộ, công chức nhà nước có quyền ñược bảo vệ bởi pháp luật và nhân dân khi thi hành nhiệm vụ. Cán bộ, công chức nhà nước ñược hưởng chế ñộ khen thưởng do quy

ñịnh của pháp luật.

- Cán bộ, công chức nhà nước có quyền ñược học tập ñể nâng cao trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình ñộ lý luận chính trị.

Tóm lại, với tư cách là một công dân, cán bộ, công chức nhà nước ñược hưởng các quyền như mọi công dân khác như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tài sản, thư tín...Tuy nhiên, với tư cách là một cán bộ, công chức nhà nước, họ những quyền hạn và quyền lợi tuỳ thuộc vào công việc mà mình ñảm nhiệm, tuỳ theo từng lĩnh vực của hoạt ñộng quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu giáo trình luật hành chính việt nam những vấn đề chung của luật hành chính (Trang 127)