1.1.1 Thế nào là nguyên tắc?
Nguyên tắc trước hết ñược hiểu là "ðiều cơ bản ñịnh ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm."1 Trong quản lý hành chính nhà nước, các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủñạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt ñộng quản lý, từ bản chất của chế ñộ, ñược quy ñịnh trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước.
Dưới góc ñộ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung ñề cập tới những tư tưởng chủ ñạo làm cơ sởñể tổ chức thực hiện hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước. Mỗi nguyên tắc quản lý ñều có những hình thức biểu hiện khác nhau.
1.1.2 ðược quy ñịnh ở ñâu?
Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước nói riêng ñã ñược quy ñịnh trong pháp luật như quy ñịnh trong hiến pháp, luật, văn bản dưới luật. Tuy nhiên, những nguyên tắc ñược quy ñịnh trong hiến pháp ñược xem là nguyên tắc cơ bản nhất và những nguyên tắc này là ñối tượng nghiên cứu chính trong nội dung bài.
1.1.3 ðặc ñiểm của nguyên tắc?
1. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng
ñược xây dựng, ñúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách
1
quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố chủ quan bởi vì chúng ñược xây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan ñể xây dựng. 2. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn ñịnh cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước.
3. Tính ñộc lập tương ñối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam ñược thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (ðảng, Mặt trận tổ quốc...), và bộ máy nhà nước (các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, ñặc thù trong hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên giữa hoạt ñộng chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ
hữu cơ chặt chẽ. Các quan ñiểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước và hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ ñòi hỏi ñược trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện ñúng ñắn các quan ñiểm chính trị (chính sách).
4. Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền ñề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống vá gắn bó chặt chẽ với nhau.
1.2 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung ña dạng, có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế cần phải xác ñịnh ñược chúng gồm những nguyên tắc cơ bản nào, cần phải phân loại chúng một cách khoa học ñể xác ñịnh ñược vị trí, vai trò của từng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước, từ ñó xây dựng và áp dụng hệ thống các nguyên tắc một cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.
Hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước ñược biểu hiện cụ thể trong hoạt ñộng tổ
chức, nó bao gồm hai mặt: tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật. Dựa trên những cơ sở khoa
học về quản lý nhà nước ta chia các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước thành
hai nhóm là nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội và nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ
thuật. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương ñối vì yếu tố tổ chức kỹ
thuật và chính trị trong quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ nhau. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật là ñể thực hiện một cách ñúng ñắn các nguyên tắc chính trị-xã hội và việc thực các nguyên tắc chính trị - xã hội là cơ sở ñể thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật.
Hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm: ♦ Nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội
2. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước; 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ;
4. Nguyên tắc bình ñẳng giữa các dân tộc; 5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. ♦ Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật
6. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ; 7. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng;
8. Phân ñịnh chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.