1. QUAN NIỆM VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN
1.2 Sơ lược về nguồn gốc quy chế pháp lý hành chính công dân ởn ước ta
ðể lý giải về căn nguyên của quyền lực nhà nước CHXHCN Việt Nam, ðiều 2, Hiến pháp Việt Nam 1992 và Nghị quyết 51/2001 về việc sửa ñổi bổ sung một số ñiều của Hiến pháp 199229 xác ñịnh: "Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và ñội ngũ trí thức". Theo ñó, mối quan hệ giữa nhà nước và bộ máy nhà nước ñối với nhân dân có thể ñược trình bày như sau:
29
Cũng có thể tìm thấy nội dung này xuyên suốt trong các bản Hiến pháp khác của Việt Nam. Cụ thể hơn, ñó là ðiều 1 Hiến pháp 1946, ðiều 4 Hiến pháp 1959, ðiều 6 Hiến pháp 1980.
Ghi chú: Các nhánh ñược trao quyền
Quy chế pháp lý hành chính của công dân ở nước ta có quá trình phát triển tương ứng với các giai ñoạn phát triển của ñất nước. Cơ sở pháp lý của quy chế pháp lý hành chính của công dân nói lên ñịa vị pháp lý của công dân trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Hiến pháp 1992 ñã kế thừa và phát triển các bảng Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và ñã dành chương 5 quy ñịnh về quyền và nghĩa vụ của công dân. Trên cơ sở những quy ñịnh chung của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật ñược ban hành nhằm cụ thể hoá những quy ñịnh chung về
quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong ñiều kiện hiện nay, ñể mở rộng dân chủ xã hội chủ
nghĩa, nhà nước ta có kế hoạch từng bước sửa ñổi, bổ sung, thay thế các quy ñịnh hiện hành về quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo thêm các ñiều kiện cần thiết ñể công dân thực sự
tham gia vào quản lý nhà nước.
Nhân dân
Quốc hội