CÔNG DÂN CHỦ THỂ QUẢN LÝ (CÓ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ)

Một phần của tài liệu giáo trình luật hành chính việt nam những vấn đề chung của luật hành chính (Trang 171)

Theo quy ñịnh của pháp luật cũng như trên thực tế, các trường hợp công dân ñược trao quyền quản lý hành chính nhà nước không nhiều. ðiều này cũng có lý do bởi vì tất cả

mọi người dân với trình ñộ, nghề nghiệp khả năng khác nhau không thể và cũng không nên tham gia tất cả vào quản lý nhà nước. Một trong những nguyên tắc của tổ chức bộ máy nhà nước là gọn nhẹ và hiệu quả. Thế nên, dù các trường hợp tham gia quản lý không nhiều nhưng vẫn thể hiện ñược phần nào bản chất dân chủ của nhà nước ta.

2.1Là chủ thể quản lý trực tiếp

Quản lý nhà nước là công việc trước hết và chủ yếu ñược thực hiện bởi nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền. Công dân với tư cách của mình chỉ tham gia quản lý trong những trường hợp thật sự cần thiết gắn bó với các hoạt ñộng bình thường của họ hoặc trong trường hợp khẩn cấp, cần thiết hạn chế hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, hoặc chứa ñựng nguy cơ có thật vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước.

Ví dụ: Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển ñã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (ðiểm K, Khoản 01, ðiều 45 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002).

Trường hợp này không giới hạn người chỉ huy ñó là cán bộ-công chức hay không, thậm chí cũng không giới hạn người Việt Nam hay nước ngoài, hễ trong trường hợp là người chỉ

huy thì có thể thực hiện quyền quản lý nêu trên.

2.2Là chủ thể quản lý gián tiếp

Trên cơ sở lý luận và pháp lý, công dân có quyền và có thề thực hiện các quyền quản lý nhà nước thông qua các cơ quan tổ chức

Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

ðiều kiện trước hết ñể trở thành cán bộ, công chức là “công dân Việt Nam”32. Vì vậy, công dân Việt Nam có thể trở thành cán bộ, công chức hay không tuỳ thuộc vào các ñiều kiện khác xác ñịnh trong từng cơ quan, tổ chức thể hiện qua quyết ñịnh chính thức công nhận hoặc bổ nhiệm. Tuy nhiên, ñã là cán bộ, công chức thì chắc chắn là công dân Việt Nam. ðiều này mang một ý nghĩa thoạt nhìn ñơn giản nhưng thực tế lại rất lớn lao. Chính công dân Việt Nam là chủ thể quản lý, thông qua cương vị công tác mà nhà nước giao phó tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

Mặt khác trên cơ sở hiến ñịnh: “Quốc hội là cơ quan ñại biểu cao nhất của nhân dân, thực hiện quyền giám sát tối cao ñối với toàn bộ hoạt ñộng của nhà nước” (ðiều 83, Hiến pháp 1992); “Hội ñồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở ñịa phương, ñại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân” (ðiều 119). Quy ñịnh này thể hiện “Công dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội ñồng nhân dân là những các cơ quan ñại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân” (ðiều 8 Hiến pháp 1992). Cũng chính thông qua các cơ quan này, công dân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể quản lý. Dễ thấy nhất trong trường hợp ñại diện cho công dân thực hiện quyền giám sát, chất vấn của ñại biểu Quốc hội, ñại biểu Hội ñồng nhân dân về các vấn

ñề trong quản lý nhà nước.

Thông qua các tổ chức xã hội mà công dân tham gia:

Công dân, thông qua quy ñịnh không giới hạn về việc cùng tham gia vào nhiều tổ chức xã hội33, có thể hiện tư cách “người quản lý” thông qua nhiều kênh, nhiều cách.

Một phần của tài liệu giáo trình luật hành chính việt nam những vấn đề chung của luật hành chính (Trang 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)