NGOÀI, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch là tổng hợp các quyền mà người nước ngoài, người không quốc tịch ñược hưởng và những nghĩa vụ
mà họ phải thực hiện trước nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của ñời sống xã hội ñược quy ñịnh trong các quy phạm pháp luật ñược nhà nước Việt Nam ban hành, công nhận.
4.1 Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch
Người nước ngoài: Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác ñang lao ñộng, học tập, công tác trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Người không quốc tịch: là người không có quốc tịch bất kỳ quốc gia nào, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Những trường hợp không có quốc tịch có thể do:
- Mất quốc tịch cũ mà chưa có quốc tịch mới; - Luật quốc tịch ở các nước mâu thuẫn với nhau;
- Cha mẹ mất quốc tịch hoặc không có quốc tịch thì con sinh ra cũng có thể không có quốc tịch;
Ở nước ta không có sự phân biệt ñối xử giữa người nước ngoài và người không quốc tịch. Họñều ñược quyền cư trú và làm ăn sinh sống, ñều chịu sự tác ñộng của cùng một quy chế pháp lý hành chính. Do vậy từ ñây gọi chung người nước ngoài và người không quốc tịch bằng cụm từ “người nước ngoài”.
Do chính sách mở cửa của nước ta hiện nay nên số lượng người nước ngoài, người không quốc tịch vào nước ta có nhiều loại với những mục ñích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành:
- Nhóm 01: nhóm người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú không thời hạn ở Việt Nam. Nhóm thứ nhất ñến Việt Nam thông thường nhằm mục ñích thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao hoặc nhiệm vụ quốc tế tại Việt Nam theo sự uỷ thác của các nước hoặc các tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam. Vì vậy, ngoài những quy chế
pháp lý hành chính chung dành cho người nước ngoài, nhóm này còn ñược áp dụng chế ñộưu ñãi, miễn trừ;
- Nhóm 02: Người nước ngoài tạm trú tức là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Ví dụ
cho trường hợp này là người nước ngoài vào Việt Nam ñể thực hiện các dự án ñầu tư, thực hiện hợp ñồng, hợp tác về kinh tế, học tập, chữa bệnh vv.; Ngoài quy chế pháp lý hành chính quy ñịnh chung dành cho người nước ngoài mà nhà nước Việt Nam, nhóm này còn chịu sự ñiều chỉnh của các ñiều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận. Hiện nay, số lượng người nước ngoài tạm trú ngày càng tăng ở nước ta.
ðối với nhóm 01 và nhóm 02 nêu trên, pháp luật Việt Nam ñang tạo ñiều kiện và từng bước mở rộng các ñiều kiện ñó ñể người nước ngoài có thể thuận lợi hơn trong việc ñến Việt Nam, tạm trú có thời hạn ở Việt Nam hoặc có nguyện vọng ñịnh cư lâu dài ở Việt Nam. - Nhóm 03: ðây là những trường hợp người nước ngoài quá cảnh, người nước ngoài nhập
cảnh nhưng thời gian lưu ở Việt Nam không quá 48 tiếng; hoặc người nước ngoài mượn
ñường vào Việt Nam không quá 72 tiếng vv....Khác với hai nhóm nêu trên, thời gian lưu lại của nhóm thứ 3 tương ñối ngắn (tối ña 72 tiếng). Do ñó, pháp luật Việt Nam:
+ Thứ nhất, không ñặt ra những quy ñịnh cụ thể các quy tắc hoạt ñộng trong ñời sống
ñối với các ñối tượng của nhóm này trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước;
+ Thứ hai, tập trung quy ñịnh những thủ hành chính cần thiết ñể tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh, mượn ñường;
+ Thứ ba, pháp luật quy ñịnh các ñiều kiện ñể ñảm bảo cho các yêu cầu trên ñược thực hiện ñúng mục ñích, không ảnh hưởng ñến ñộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
4.2 ðặc ñiểm của quy chế pháp lý hành chính
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch; người không quốc tịch chỉ phải chịu sự tài phán của pháp luật Việt Nam;
- Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam ñều bình ñẳng về
năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt dân tộc, màu da, tôn giáo, nghề nghiệp; - Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có những hạn chế nhất ñịnh so với công dân Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch ñược quy ñịnh trong luật quốc tịch của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn so với công dân Việt Nam.
Ví dụ: Họ không ñược hưởng quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước; trong một số trường hợp nhất ñịnh họ bị giới hạn phạm vi cư trú, ñi lại, họ không phải gánh vác nghĩa vụ quân sự...