Truyện và ký:

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (Hay) (Trang 72)

C. Nhận xét chung.

2. Truyện và ký:

Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc rất cơ đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc

đáo, sáng tỏ, ý tưởng thâm thúy, kín đáo, chất trí tuệ tỏa ra trong hình tượng và phong cách giàu tính hiện đại. Truyện của Người là một thứ vũ khí tiến cơng kẻ thù bằng những mũi nhọn chính luận sắc sảo và sự thật cơng khai của đời sống kết hợp với hình thức tưởng tượng hư cấu, tạo ra những tính huống để nĩi lên bản chất của đối

tượng, chỉ ra sự thật cịn bị che giấu và dự báo cho khả năng phát triển. Những truyện ngắn tiêu biểu: “Pari” (1922), “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” (1922), “Con người biết mùi hun khĩi” (1923), “Những trị lố hay là Varen và Phan Bội Châu” (1925), “Con rùa” (1925).

Ngồi truyện ngắn, Hồ Chí Minh cịn cĩ những tác phẩm được sáng tác với

bút danh khác như “Nhật ký chìm tàu” (1931), “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (1963).

Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh.

Cĩ thể kể đến ba tập thơ của Người đã được tuyển chọn qua các thời kỳ: “Nhật ký trong tù” gồm 133 bài. “Thơ Hồ Chí Minh” (1967) gồm 86 bài. “Thơ chữ Hán Hồ

Chí Minh” (1960) gồm 36 bài.

Các tác phẩm thơ của Hồ Chí Minh được viết ra trong nhiều thời điểm và hồn cảnh lịch sử. Tiêu biểu hơn cả là “Nhật ký trong tù” được Người viết trong thời gian

Người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch suốt mười bốn tháng ở mười tám

nhà tù qua mười ba huyện tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (29 – 08 – 1942 đến 10 – 09 – 1943).

Nhật ký trong tù” là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hồn cảnh thử thách nặng nề nhất của chốn lao tù. Tồn bộ

tập thơ đã tỏa ánh sáng của một tư tưởng, tình cảm lớn, một trí tuệ lớn và một khí phách lớn (đại nhân, đại trí, đại dũng).

Nhật ký trong tù” là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật. Kết hợp hài hịa, nhuần nhuyễn giữa các loại bút pháp mang phong cách Á Đơng nhưng lại chứa đựng một nội dung hiện đại và cách mạng.

Ngồi “Nhật ký trong tù”, phải kể đến những đĩng gĩp thơ ca của Người ở thời kỳ trước và sau cách mạng. “Pắc Pĩ hùng vĩ”, “Tức cảnh Pắc Pĩ”, “Ca sợi chỉ”, “Bài ca du kích”. . . gợi lại chân thực và xúc động thời kỳ hoạt động bí mật và những vần

thơ cũng tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng.

Đi vào cuộc kháng chiến chống pháp, tứ thơ của Người ngày càng dào dạt. Vẫn là tấm lịng yêu nước sâu nặng thể hiện qua nỗi lo lắng của vị lãnh tụ trước hồn cảnh

đất nước bị xâm lược (“Cảnh khuya”, “Đi thuyền trên sơng Đáy”. . .); tình cảm động viên và ca ngợi sức mạnh của nhân dân trong chiến đấu (“Rằm tháng giêng”, “Lên núi”. . .), và niềm vui của Người trước thắng lợi của chiến trường (“Tin thắng trận”, “Đêm thu”. . .). Thơ kháng chiến chống Pháp của Người kết hợp được chất trữ tình cách mạng đằm thắm với cảm hứng anh hùng của thời đại.

Tập thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh tập hợp 35 bài chữ Hán viết trong nhiều thời

điểm. Vẫn là những bài thơ cổ thi thâm thúy với tứ thơ mở ra phĩng khống trên nhiều đề tài.

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (Hay) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)