Đất nước nhà thơ cảm nhận qua chiều dài của thời gian và khoảng rộng của khơng gian :

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (Hay) (Trang 98)

C. Nhận xét chung.

b) Đất nước nhà thơ cảm nhận qua chiều dài của thời gian và khoảng rộng của khơng gian :

khơng gian :

"Thời gian đằng đẵng Khơng gian mênh mơng”.

Trong cái "thời gian đằng đẵng" và “khơng gian mênh mơng” ấy của đất nước

chính là nơi "dân mình đồn tụ" để sinh sống, để phát triển và giữ gìn bản sắc văn hố

được nhà thơ cảm nhận qua chiều dài thời gian vừa mang chất hiện thực vừa mang chất huyền thoại :

"Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”.

Ở đây, một lần nữa nhà thơ tách rời hai yếu tố "Đất" và "Nước" như nhằm để

khẳng định tầm quan trọng và sự gắn bĩ chặt chẽ giữa hai yếu tố này trong việc tạo thành

"Đất Nước".

Trong cái chiều dài thời gian ấy, đất nước cịn được nhà thơ cảm nhận một cách sâu sắc hơn ở cái bề dày truyền thống yêu nước và đánh giặc của nhân dân.

"Khi dân ta biết trồng me mà đánh giặc Khi cĩ giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuơi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết khơng

Cĩ biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm Khơng ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

Ta thấy ở đây nhà thơ cảm nhận về đất nước trong chiều dài thời gian mà khơng hề rơi vào chỗ kể lể dài dịng các triều đại đã đi qua trong lịch sử, những nhân vật anh

hùng, nhà thơ chỉ nên những nét đẹp truyền thống về văn hố và truyền thống yêu nước

đánh giặc của nhân dân.

Bên cạnh sự cảm nhận về đất nước theo chiều dài thời gian, nhà thơ cịn cảm nhận về đất nước theo chiều rộng của khơng gian.

Khơng gian ở đây thật mênh mơng, từ núi rừng đến biển cả, đâu đâu cũng tạo nên những dáng hình của đất nước, làm cho đất nước thêm đẹp, thêm tươi. Đâu đâu cũng ghi

dấu những con người đã làm nên lịch sử.

"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gị bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha

Ơi Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu cũng thấy Những cuộc đời đã hố núi sơng ta…"

Cách nĩi của nhà thơ thật bình dị nhưng lại cĩ sức âm vang rất lớn trong lịng

người đọc, khơi dậy trong lịng ta một tình cảm thiết tha và đầy tự hào về đất nước, càng thấy rõ bổn phận của mình đối với đất nước.

Từ việc nhà thơ nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống của nhân dân với

đất nước. Chúng ta được sinh ra từ đất nước – một đất nước tươi đẹp, cĩ truyền thống yêu

nước chống ngoại xâm… - nhà thơ như muốn nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, quí báu ấy, phải biết gánh vác những gì mà tổ tiên đã để

lại và biết lo cho con cháu mai sau : “Những ai đã khuất Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dị con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu nằm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Trích đoạn “Đất nước” (Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) là cả một

định nghĩa về đất nước theo quan điểm “Đất nước này là Đất Nước của nhân dân”. Ở đây, tác giả định nghĩa về đất nước khơng giống như các nhà khoa học địa lý, lịch sử. Nếu các nhà địa lý lấy cương vực, vị trí, lãnh thổ, phong tục tập quán, dân số… để định nghĩa về đất nước, các nhà lịch sử lấy nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của dân tộc qua các thời đại lịch sử để định nghĩa về đất nước thì ở đây nhà thơ lại định nghĩa về đất

nước bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động, giàu sức gợi cảm với lối thơ trữ tình sơi nổi, thiết tha để định nghĩa về đất nước.

C. TẬP LÀM VĂN

Cảm nhận về đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn

Khoa Điềm

Hướng dẫn làm bài 1. Khái quát

Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng được Nguyễn Khoa

Điềm hồn thành ở chiến khi Trị - Thiên năm 1971. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đơ thị vùng tạm chiếm miền Nam. Đĩ là cuộc lật đổ về ý thức,

thanh niên các đơ thị vùng tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, về đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường

đấu tranh hịa nhịp với cuộc chiến đấu tồn dân tộc. Bài Đất nước trích phần đầu chương

2. Nội dung cần lưu ý

a. Đoạn trích Đất nước cĩ thể coi là chương hay nhất trình bày sự cảm nhận và lý giải của tác giả về đất nước, cũng đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của cả bản

trường ca, đĩ là tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Trình tự triển khai mạch suy nghị và cảm xúc của tác giả là khá chặt chẽ nhưng cũng lại rất phĩng túng. Bài thơ mở đầu bằng những lời độc thoại say sưa định nghĩa về Đất nước. Tiếp đĩ là sự hình dung về Đất nước qua chiều dài thời gian – lịch sử, qua bề rộng của khơng gian – lãnh thổ địa lý và qua chiều sâu văn hĩa – phong tục, lối sống, tính cách của người Việt Nam, với một niềm tự

hào sâu sắc. Từ ba bình diện này, lời thơ hào hứng giàu chất suy tư hướng đến tư tưởng chủ đạo: “Đất nước này là lời thơ hào hứng giàu chất suy tư hướng đế tư tưởng chủ đạo:

“Đất nước này là Đất Nước Nhân dân”. Mạch cảm xúc và suy tư của bài thơ trơi chảy một cách tự nhiên, vừa chặt chẽ vừa đầy nhiệt hứng, đồng thơ lại cũng cĩ những vang

động sâu xa.

b. Trong phần đầu của bài thơ, bằng hình thức trữ tình – chính luận, nhà thơ đã tìm cách định nghĩa, tìm cách cảm nhận về đất nước bằng cổ tích, bằng ca dao. Lời thơ

thốt khỏi những khái niệm khơ khan để trở thành một cuộc chuyện trị gần gũi, thân mật mà bay bổng. Mức độ đậm đặc của các chất liệu lấy từ cổ tích, truyền thuyết, ca dao, dân ca, huyền thoại,... tạo cho đoạn thơ đầu một âm hưởng đầy quyến rũ. Những câu thơ như:

Khi ta lớn lên Đất nước đã cĩ rồi

Đất nước cĩ trong những cái “ngày xửa, ngày xưa...”

mẹ thường hay kể.

gần gũi biết bao!

Đoạn thơ đầu làm mờ đi khái niệm Đất Nước là của các vương triều. Ngay từ lúc

sơ khai, nĩ là của Nhân dân. Định nghĩa Đất Nước bằng cách chọn chất liệu từ văn hĩa dân gian, đĩ là một ẩn ý của Nguyễn Khoa Điềm bởi văn hĩa dân gian là của Nhân dân.

Cách định nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm là một sự khám phá mới mẻ, độc đáo, tạo sự

cuốn hút thật hấp dẫn và thú vị đối với người nghe.

Cách định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã chạm được vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhất nhưng cũng lại gần gũi và thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Nĩ dễ gợi cho ta những suy ngẫm về quá khứ, về lịng tự hào dân tộc. Và cũng

bởi thế, nĩ thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, nhân dân trong mỗi chúng ta.

c. Phần sau của đoạn thơ, từ “Những người vợ nhớ chồng...” đến hết đoạn trích là phần tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Trong phần này, tư tưởng

ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lý, lịch sử và văn hĩa của đất nước.

những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau gĩp nên hịn Trống Mái

Gĩt ngựa của Thánh Giĩng đi qua cịn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi gĩp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im gĩp dịng sơng xanh thẳm Những học trị nghèo gĩp cho Đất Nước mình núi Bút,

non Nghiên

Quả là những phát hiện rất mới mẻ về thiên nhiên đất nước. Những núi Bút, non Nghiên, núi Vọng Phu, hịn Trống Mái,... vốn đã rất quen thuộc nay bỗng trở lên thật lạ. Nĩ khơng phải là sản phẩm của Tạo hĩa mà là tâm hồn, là số phận của Nhân dân. Đến

đây, thiên nhiên, tạo hĩa khơng phải là cái làm nảy sinh ra những câu chuyện đầy huyền thoại mà chính những câu chuyện về những tâm hồn, những số phận của con người trong quá khứ làm cho những danh thắng kia cĩ tâm hồn, làm cho nĩ sống mãi. Người ta yêu thích nĩ, say mê với nĩ, đúng là ở cái phần tâm hồn kia. Cái nhìn rất thơ của tác giả đi đến một khái quát đầy thấm thía:

Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã núi sơng ta...

Tiếp nối những câu thơ khám phá độc đáo về thiên nhiên là những câu thơ khám

phá vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Việt Nam, cũng như vai trị, vị trí của con người Việt Nam trong lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đĩ là những con người yêu thương

sâu sắc, thủy chung tình nghĩa. Là những con người cần cù trong lao động, anh hùng

trong đánh giặc. Là những con người “khơng ai nhớ mặt đặt tên” nhưng chính họ “đã làm

ra Đất Nước”. Họ là những người âm thầm làm nên lịch sử, âm thầm gìn giữ những nét

văn hĩa của dân tộc qua bao bão táp phong ba của lịch sử.

Từ những khái quát giản dị nhưng đầy tính nhân văn, tác giả khẳng định:

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

Đĩ là một chân lý. Một chân lý đã được nhận thức trong suốt quá trình phát triển dài lâu của lịch sử nhưng chỉ đến văn học Việt nam hiện đại, nĩ mới đạt đến đỉnh cao, mới cất lên thành những tuyên ngơn đầy nhiệt hứng và vang động sâu xa.

Làm nên sự thành cơng của đoạn trích Đất Nước, ngồi sự độc đáo đấy phịng túng của thể thơ tự do cịn phải kể đến tài năng xuất sắc của Nguyễn Khoa Điềm trong việc tiếp thu và sử dụng những chất liệu dân gian. Bài thơ thể hiện sự hịa hợp thật nhuần nhuyễn giữa hình thức trữ tình – chính trị với các chất liệu từ ca dao, cổ tích, từ huyền thoại,...

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (Hay) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)