Phong cách nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (Hay) (Trang 73)

C. Nhận xét chung.

4. Phong cách nghệ thuật

Hồ Chí Minh là người đặt nền mĩng, người mở đường cho nền văn học cách mạng. Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ

giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của Người đều cĩ phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và cĩ giá trị bền vững.

Văn chính luận của Người bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hĩa, gắn lý luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng cĩ hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.

Truyện và ký Nguyễn Ái Quốc” là tác phẩm mở đầu và gĩp phần đặt nền mĩng

cho văn xuơi cách mạng. Ngịi bút của Người trong truyện ngắn rất chủ động và sáng tạo: cĩ khi là lời kề chân thực, tạo khơng khí gần gũi, cĩ khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế. Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc.

Về thơ ca, phong cách của Người rất đa dạng nhưng thường thiên về hai dạng: “cổ thi và thơ hiện đại”. Nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về

nghệ thuật. Thơ của Người mang đặc điểm của thơ ca cổ phương Đơng, nĩi ít mà gợi nhiều, mang phong vị man mác của thơ Đường nhưng lại chứa đựng một nội dung hiện đại và cách mạng.

B. TÁC PHẨM – TUYÊN NGƠN ĐỘC LẬP

Trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm với biết bao hy sinh, mất mát, dân tộc Việt Nam biết quý hơn ai hết, thấy hơn ai hết giá trị to lớn của hai chữ “Tự

do”. Khơng bao giờ chịu khuất mình kẻ thù hung bạo, nhân dân Việt Nam luơn cố gắng

vượt qua khĩ khăn thử thách để khẳng định mình, để tơ đậm thêm dáng hình đất nước trên bản đồ thế giới; để người khác cũng ý thức được quyền độc lập của mình. Trở về với quá khứ, non sơng đã từng vang vọng những lời tuyên ngơn đầy tự hào của Lí Thường Kiệt, của Nguyễn Trãi về độc lập chủ quyền Tổ quốc. Nhưng văn bản thật sự mang tên “Tuyên ngơn độc lập” thì phải đợi đến ngày 2–9–1945 mới chính thức ra đời và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước tồn dân tại Quãng trường Ba Đình “Tuyên ngơn độc lập” là một văn kiện chính trị cĩ một giá trị lịch sử vơ cùng to lớn. Đồng thời đây là một

áng văn chính luận mẫu mực với hệ thống lập luận chặt chẽ, rõ ràng, những lời lẽ hùng hồn đanh thép và những sự thật khơng ai cĩ thể chối cãi được. Văn kiện khơng chỉ tuyên bố một nền độc lập vừa giành lại từ tay kẻ thù mà cịn giĩng lên hồi chuơng báo hiệu sự

diệt vong sẽ đến với chế độ cũ.

Ngay từ những câu đầu tiên và xuyên suốt bản “Tuyên ngơn độc lập”, Hồ Chí

Minh đã khẳng định quyền tự do – độc lập của dân tộc. Quyền ấy được Người rút ra từ

những hệ quả tất nhiên của “những lẽ phải khơng ai chối cãi được” mà tổ tiên người

Pháp đã ghi rõ trong bản “Tuyên ngơn nhân quyền và dân quyền” (1791) và bản “Tuyên

ngơn độc lập” (1776) của nước Mỹ. Phải làm như vậy bởi vì sự khẳng định độc lập tự do của dân tộc ta ở đây đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược

trước dư luận thế giới. Trong tranh luận để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đĩ,

khơng gì thú vị đích đáng hơn là dùng chính lí lẽ của đối thủấy. Người ta vẫn gọi đấy là thủ pháp “gậy ơng đập lưng ơng”.

Cách nĩi, cách viết như thế của Bác vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì đã tỏ ra tơn trọng những danh ngơn bất hủ của Pháp – Mỹ; cũng là tơn trọng những “lời bất hủ”, chân lí vĩnh hằng của nhân loại về quyền sống của con người. Như thế, Bác đã cùng

đứng ở vị trí nhân loại, chiếu ánh sáng từ tư tưởng nhân loại để nhìn nhận nền độc lập của

ta. Người đã khéo léo kéo được cả nhân loại đứng về phía mình để cơng nhận, tơn trọng và bảo vệ nền tự do, quyền độc lập của dân tộc ta. Cịn kiên quyết là vì đã nhắc nhở cho

người Pháp, người Mỹ đừng phản bội lại tổ tiên mình, đừng vấy bẩn lên lá cờ vinh quang của cha ơng mình, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Ngồi ra, việc trích dẫn như vậy là bác đã cố ý đặt ba bản tuyên ngơn, ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập ngang hàng nhau. Vì quyền “được hưởng tự do bình đẳng về

quyền lợi” là chung cho cả lồi người, khơng phải cho riêng dân tộc nào. Nghĩa là người Việt Nam cũng cĩ những quyền lợi như người Pháp, người Mỹ và cả như những dân tộc khác trên thế giới.

Cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh là ở luận điểm “suy rộng ra”. Mặt dù Bác đã

đặt những tư tưởng lớn sau ba chữ khiêm nhường ấy nhưng đấy mới là cơ sở pháp lí quan trọng bậc nhất, làm nên thế vững chãi của bản tuyên ngơn.

Đi từ cái chung của nhân loại để nĩi cái riêng của mỗi dân tộc, đây cịn là đĩng

gĩp xuất sắc của Bác cho kho tàng lí luận của phong trào giải phĩng dân tộc trên tồn thế

giới: “Mỗi dân tộc đều cĩ quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình” như một nhà văn hĩa người nước ngồi đã viết. Vậy thì cĩ thể xem luận điểm “suy rộng ra” kia là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ hệ thống chủ

quyền thực dân trên thế giới sau này.

Bản “Tuyên ngơn độc lập” cịn nhắc đến kết quả của hai hội nghị: Têhêrăng và

Cựu Kim Sơn để buộc các nước Đồng minh thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Nhưng kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đang đe dọa nền độc lập của dân tộc ta lúc bấy giờ là thực dân Pháp. Bản “Tuyên ngơn độc lập” đã đưa ra lí lẽ và bằng chứng để đập tan những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp muốn hợp pháp hĩa cuộc xâm lược của chúng trước dư luận quốc tế.

Thực dân Pháp muốn khoe khoang cơng lao “khai hĩa” của chúng đối với Đơng Dương thì bản “Tuyên ngơn độc lập” đã vạch trần những hành động “trái hẳn với nhân

đạo và chính nghĩa” của chúng trong hơn 80 năm thống trị nước ta. Mười bốn câu văn

bắt đầu bằng chữ “chúng” , mười bốn lần ánh sáng chân lí soi tỏ tội ác thực dân của chúng. “Tự do, bình đẳng” ở đâu khi “chúng tuyệt đối khơng cho nhân dân ta một chút tự

do dân chủ nào”, “bĩc lột nhân dân ta đến tận xương tủy”; “bác ái” ở đâu khi “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, “ngăn cản việc dân ta đồn kết”, “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu…”. Ở đây Bác chỉ kết tội chứ khơng luận tội, tuyên án chứ

khơng nghị án vì minh chứng cụ thể cho những vấn đề trên Bác đã thể hiện 20 năm trước rồi với “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Thực dân Pháp tuyên bố Đơng Dương là thuộc địa của chúng và với sự hậu thuẫn của Mĩ, Anh, Tưởng, thực dân Pháp lăm le muốn quay lại xứ “bảo hộ” cũ. Nhưng Hồ Chí Minh với lịng yêu nước nồng nàn, với trí tuệ sắc bén của một nhà chính trị đại tài, đã đập tan luận điệu ấy của Pháp mà vẫn khơng chống lại Đồng minh. Bản Tuyên ngơn vạch rõ: “Sự thực từ mùa thu năm 1940, nước ta đã trỏ thành thuộc địa của Nhật chứ khơng phải thuộc địa của Pháp nữa” và dân ta đã “nổi dậy giành quyền” từ tay Nhật chứ khơng phải từ tay Pháp. Vì “Mùa thu năm 1940, Phát xít Nhật đến xâm lăng Đơng Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta

rước Nhật”, đồng thời “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng(. . .). Trong 5 năm, chúng đã bán

nước ta hai lần cho Nhật”. Như vậy, Pháp đã khơng thể vịn vào cớ “bảo hộ” để quay lại Việt Nam lần nữa.

Từ những lập luận cĩ tính bác bỏ trên, bản tuyên ngơn đi tới lời tuyên bố: “thốt li hẳn quan hệ thực dân Pháp, xĩa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xĩa bỏ hết mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Đĩ là đối với thực dân Pháp. Cịn đối với nhân dân Việt Nam, bản “Tuyên ngơn

độc lập” đã đưa ra những lí lẽ khơng phải để bác bỏ mà là để khẳng định. Nếu thực dân

Pháp đã cĩ tội phản bội Đồng minh thì dân tộc Việt Nam mà đại viện là Việt Minh đã

đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng đã giành được chủ quyền từ tay phát xít Nhật.

Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất đê hèn, tàn bạo và phản động của chúng ở hành động “thẳng tay khủng bố Việt Minh, thậm chí đến khi thua chạy, chúng cịn nhẫn tâm giết nốt số đơng tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”, thì nhân dân ta giữ thái độ

khoan hồng và nhân đạo ngay cả với kẻ thù đã thất thế: “giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tài sản và tính mạng cho họ”.

Bản Tuyên ngơn đã khẳng định: một dân tộc đã chịu biết bao đau khổ dưới ách áp bức của bọn thực dân tàn bạo, đã anh dũng chiến đấu cho độc lập tự do, đã nêu cao tinh thần nhân đạo và bác ái như thế, “dân tộc đĩ phải được tự do! Dân tộc đĩ phải được độc lập”, và các nước Đồng minh “quyết khơng thể khơng cơng nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”. Cách nĩi mềm mỏng mà đanh thép qua hai lần phủ định ấy đã khẳng định: quyền độc lập tự do của dân tộc ta là một lẽ phải mà các nước Đồng minh khơng thể bác bỏ.

Trong lời kết luận, bản “Tuyên ngơn độc lập” đã khẳng định một lần nữa: hưởng

độc lập, tự do khơng chỉ là một cái quyền phải cĩ, khơng chỉ là một tư cách cần cĩ mà đã là một hiện thực: “Nước Việt Nam cĩ quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành

một nước tự do, độc lập”. Những lời “trịnh trọng tuyên bố với thế giới” ấy của Bác – đại diện cho chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, chứa đựng biết bao niềm vui sướng và tự hào.

Tài nghệ của người viết “Tuyên ngơn độc lập” là ở chỗ đã dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đã đưa ra những luận điểm, những bằng chứng khơng ai chối cãi được.

Đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hĩa lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì

độc lập, nhân quyền và dân quyền của dân tộc và nhân loại. Nếu trong lịch sử dân tơc thời phong kiến đã cĩ“Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi, thì bản “Tuyên ngơn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vẫn xứng đáng được tơn vinh

như là những áng “thiên cổ hùng văn”

C. TẬP LÀM VĂN

Tất cả mọi người đều sinh ra cĩ quyền bình đẳng. Tạo hĩa cho họ cĩ những quyền khơng ai cĩ thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, cĩ quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủấy ở trong bản Tuyên ngơn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy cĩ nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng cĩ quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngơn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng

nĩi:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luơn luơn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đĩ là những lẽ phải khơng ai chối cãi được.

Thếmà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác

ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

“Một dân tộc đã gan gĩc chống ách nơ lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc

đã gan gĩc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đĩ phải được tự

do! Dân tộc đĩ phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tơi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hịa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam cĩ quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Tồn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

a) Hai đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? Tác giả là ai? Tác phẩm được soạn thảo năm nào và được cơng bốở đâu?

Các ý chính

1. Hai đoạn trích trong tác phẩm Tuyên ngơn Độc lập.

- Đoạn trích thứ nhất là phần mở đầu của Tuyên ngơn, đoạn thứ hai là đoạn kết. - Tác giả Hồ Chí Minh.

- Tác phẩm được soạn thảo vào năm 1945, ở căn gác số nhà 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

- Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đọc bản Tuyên ngơn Độc lập

trước hàng chục vạn đồng bào. II. Nội dung ý nghĩa

1. Nội dung:

- Khẳng định quyền con người (nhân quyền, dân quyền) quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc.

- Quyền dân tộc, bình đẳng, quyền sống, quyền được sung sướng, quyền tự do,

độc lập. Mở rộng quyền con người thành quyền dân tộc, đây là sáng tạo, là cống hiến của Hồ Chí Minh.

- Với việc trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản Tuyên ngơn của Mỹ và Pháp, Hồ Chí Minh muốn khẳng định chân lý lịch sử và niềm tự hào dân tộc, khẳng định tầm vĩc thời đại của cuộc Cách mạng tháng Tám.

- Khẳng định tinh thần đấu tranh anh dũng, gan gĩc và quyền được hưởng tự do,

độc lập của dân tộc Việt Nam. 2. Ý nghĩa

- Vạch trần dã tâm của thực dân Pháp chà đạp lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái của Cách mạng Pháp. Đề cao tư tưởng nhân đạo và tính pháp lý của văn kiện lịch sử, tranh thủ sựủng hộ của các nước trong phe Đồng minh, của nhân dân thế giới.

III. Văn phong

- Đây là một văn bản chính luận thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí

Minh. Đặc điểm của văn chính luận là lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép và những bằng chứng khơng ai chối cãi được.

- Lý lẽ của bản Tuyên ngơn sắc bén, lý luận chặt chẽ, hùng hồn, cĩ sức thuyết phục. Tác giả xây dựng luận chứng phát triển lý lẽ trên cơ sở những lẽ phải, những tư tưởng về nhân quyền, dân quyền, quyền tự quyết của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (Hay) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)