ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG TY LÂM ĐẶC SẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam (Trang 27)

ĐẾN VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tại Việt Nam có khoảng hơn 2000 đơn vị chế biến sản phẩm gỗ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp có vốn nước ngoài và 400 doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu. Do đó nhu cầu về lao động lành nghề cho ngành là rất quan trọng. Nhân lực qua đào tạo rất quan trọng cho doanh nghiệp. Trước việc cạnh tranh về nguồn lực, hiện nay công nhân tay nghề có tâm lý không ổn định vì làm ở doanh nghiệp này mà "tâm hồn" nhìn vào doanh nghiệp khác. Nguồn nhân lực vẫn luôn là vấn đề khiến các doanh nghiệp ngành gỗ lúng túng vì không thể thực hiện các kế hoạch dài hơi, các hợp đồng lớn vì lực lượng lao động không ổn định.

Khó khăn cho ngành gỗ hiện nay là cạnh tranh lao động giữa các ngành với nhau, để tìm nguồn lực qua đào tạo cũng là nỗi lo lớn. Đối với ngành gỗ, đặc thù của ngành không giống như giày da, may mặc. Do đó doanh nghiệp cần phải có chính sách hấp dẫn nguồn lực cho ngành gỗ. Cách mà công ty giữ chân công nhân là dùng chính sách đãi ngộ tương xứng để người ta an tâm lao động như xây dựng nhà ở cho công nhân, hỗ trợ hoàn cảnh công nhân nào gặp

khó khăn, tạo quỹ phúc lợi, quan tâm tới con em người lao động...Có như vậy công nhân mới gắn bó, an tâm làm việc cho doanh nghiệp.

Việt Nam chưa có đủ các trường đào tạo dạy nghề, kế đến là sự phát triển của ngành khá nhanh trong 5-6 năm gần đây kéo theo nhiều nhà máy chế biến gỗ ra đời khiến cho cung nhân sự không theo kịp cầu. Còn có nhiều doanh nghiệp trong ngành không có khả năng tự huấn luyện lao động mà tập trung vào việc thu hút lao động lành nghề từ các doanh nghiệp khác.

Nhân lực là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu cả công nhân lành nghề cùng cán bộ quản lý khiến cho hiệu quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp. Điều này sẽ hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực, và ngành gỗ Việt Nam sẽ thất thế trong chiếm lĩnh thị phần gỗ trên thế giới. Cụ thể trong ngành chế biến gỗ chúng ta, bình quân 1 người làm ra chưa được số sản lượng tương đương 10.000 USD/năm, trong khi ở Trung Quốc, con số này là 15.000 USD/năm. Chính điều này khiến doanh nghiệp khó trả lương cao cho nhân viên để giữ chân họ.

Việc ra đời nhiều máy móc chế biến gỗ hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải biết nhiều hơn về cơ giới, máy tính, kỹ thuật số...nên đòi hỏi người lao động phải được đào tạo liên tục, song việc này cũng không dễ cho các doanh nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều hơn cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng chuyên môn, tạo điều kiện giúp người lao động có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị cao, và cũng nhờ vậy thu nhập của người lao động mới được cải thiện.

Xuất khẩu khó khăn, tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng không được, ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ đang đình trệ sản xuất, làm ăn thua lỗ, đặc biệt nhiều doanh nghiệp đang đứng bênh vực phá sản. Không có việc làm, thu nhập thấp, không đảm bảo trang trải đời sống, công nhân chuyển sang ngành nghề khác là tình trạng mà các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang gặp.

Để tồn tại và phát triển vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp gỗ là đưa ra các

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w